Hướng Dẫn Mix Nhạc Trên VDJ

1...Làn Khói Trắng

Màn Đêm Và Lỗi Nhớ
Đây chính là giao diện chính của chương trình, vớI các nút lệnh và công cụ cần thiết đã được chú thích trên hình, Skin mà chúng ta thấy ở đây không phảI là Skin mặc định của Virtual DJ khi mớI cài vào, nhưng về cơ bản thì những nút lệnh cũng tương tự như nhau dù rằng vị trí các nút lệnh ở mỗI Skin sẽ được bố trí khác nhau và số lượng nút lệnh cũng vậy, tuy nhiên vấn đề mà chúng ta cần quan tâm là sử dụng các nút lệnh đó như thế nào đó mớI là điều quan trọng. Trong hình trên có tất cả là 8 nhóm công cụ tương ứng vớI các tác vụ như sau:

1. Auto Mix
2. Loop
3. Cân bằng Tempo
4. Sample
5. Chuyển đổI
6. Music
7. Option
8. Cue
II/ CÁC NHÓM CÔNG CỤ CHÍNH VÀ CHỨC NĂNG

1/Automix: chức năng mix nhạc tự động (Hot key = Atl + Space) thường được sử dụng để mix None Stop
2/Loop : có các nút lênh được đánh dấu lần lượt từ ¼ đến 128 đó chính là số nhịp tương ứng sẽ được lặp lạI khi ta nhấp vào từng nút lệnh riêng biệt. Ví dụ như ta muốn Loop 1 đoạn Bass 4 nhịp thì ta nhấp vào nút số 4, sau khi nhấp thì cứ đúng 4 nhịp (tính từ thờI điểm mà bạn nhấp) thì đoạn Bass mà bạn chỉ định sẽ được lặp lại.
3/ Magic Beatlock: có nút lệnh hình ngôi sao đó chính là công cụ để giúp cân bằng Tempo giữa 2 đoạn nhạc mà bạn mix, có thể được dùng để mix None Stop, hoặc cũng có thể dùng để remix nhạc, khi bạn nhấp vào nút hình ngôi sao ấy thì chương trình sẽ tự động cân bằng Tempo giữa Track mà bạn vừa điều chỉnh vớI Track đang được phát, giúp cho việc 2 đoạn nhạc được trôn vào nhau được hòa hợp tốt hơn và chuyên nghiệp hơn.
4/Sample: chính là các nút lệnh được đánh số từ 1 đến 12 tương ứng vớI 12 Sample được nạp sẵn trong chương trình, có thể có nhiều hơn 12 Sample trong bộ cài đặt của chương trình, nhưng mặc định thì chỉ có thể add được tốI đa 12 Sample vào cửa sổ điều chỉnh Sample nên việc lựa chọn Sample nào vừa ý để add vào là tùy thuộc vào bạn. Để kích hoạt các Sample thì bạn sẽ bấm chuột vào tên số của từng Sample hoặc dùng các phím tắt từ F1 đến F12 tương ứng vớI 12 Sample được nạp vào theo thứ tự.
5/Chuyển đổi: chính là các nút lệnh tượng trưng cho việc chuyển đổI qua lạI giữa các cửa sổ lệnh, các cửa sổ lệnh đó bao gồm: Add Music, điều chỉnh Effect, điều chỉnh Sample và Record.
6/Music: chính là các Track music mặc định được nạp sẵn vào chương trình khi mớI cài đặt, bạn chỉ việc nhấp đúp vào chúng để add vào 2 đĩa nhạc.
7/Option: chính là mục Option của chương trình, bất kỳ 1 phần mềm nào cũng vậy việc nắm vững được mục này cũng rất quan trọng, bạn có thể vào đó để tinh chỉnh cho chương trình hoạt động theo ý của bạn.
8/ Cue: chính là các nút lệnh được đánh dấu từ 1 đến 6 nó tương ứng vớI 6 đoạn nhạc mà bạn đã lọc ra có nghĩa là trong 1 bài nhạc thông tường nó sẽ được phát từ đầu đến cuốI, nhưng nếu bạn muốn cho nó bắt đầu ở đoạn nào thì chỉ việc bấm vài từng nút lệnh trên nhóm công cụ để chỉnh định, nếu lần thứ nhất bạn đã bấm nút số 1 rồI thì lần thứ phảI bấm 1 số khác, nếu không nó sẽ tự động thay thế giá trị đã có trước đó mà bạn đã thiết lập.

III/ CÁC THAO TÁC CHÍNH ĐỂ MIX NHẠC:
Trước tiên bạn cần phải vào mục Option để điều chỉnh những thông số cần thiết cho chương trình như sau:
Trong đó bao gồm các thông số để tinh chỉnh Sound Card, tùy biến các phím tắt cho chương trình, lựa chọn Skin và 1 số thông số khác.
Sau khi đã tinh chỉnh xong bạn nhấn OK để trở vể cửa sổ chính của chương trình, bây giờ bạn cần thiết đặt cho mục Record

Bạn nhấn vào nút Config để cấu hình cho File âm thanh được xuất ra sau khi mix
trong mục Record from bạn cần chỉ định cho chương trình hiểu là nó sẽ thu âm từ những nguồn nào tương ứng vớI 3 nguồn như trên.
Nếu bạn Check vào ô Auto Start thì ngay khi bạn khởI động vào chương trình nó sẽ tự động thu vào tất cả những gì mà bạn đã thao tác

Bạn cần đặt tên cho File âm thanh xuất ra trong ô File và lựa chọn định dạng cũng như Plugin tương ứng cho từng định dạng file trong ô Encoder và Bitrate. Xong bấm OK
a. MIX NHẠC THEO PHONG CÁCH NONE STOP:
Sau khi đã hoàn thành xong những thiết đặt cơ bản cho chương trình bạn sẽ bắt đầu công việc của mình,trở lạI cửa sổ chính của chương trình và bấm vào biểu tượng để add những track cần mix vào trong chương trình
Sau khi đã add xong bạn sẽ thấy được trong cửa sổ làm việc chính sẽ xuất hiện tên của các Track đã add.
Bạn chỉ việc nhấp đúp vào chúng để Add chúng vào 2 đĩa nhạc để tiến hành công việc của mình. Sau khi add xong bạn hãy trở lạI cửa sổ Record và nhấn vào nút Record để chương trình bắt đầu ghi âm,cuốI cùng nhấp vào nút Play để phát bài nhạc. Khi bản nhạc đầu tiên đã được phát trên đĩa 1 thì bạn cần Add thêm 1 Track nữa vào đĩa 2 để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển Track sao cho thật chuyên nghiệp. Add vào xong bạn cần nhấp vào nút lệnh Magic Beat Lock (Shift + (hình ngôi sao) để chương trình tự động cân bằng Tempo cho 2 Track và khóa chúng lạI, bạn sẽ không điều chỉnh được thanh trượt điều chỉnh Tempo khi chức năng Magic Beatlock đã được kích hoạt. MọI công việc đã sẵn sàng ta chỉ còn chờ thờI điểm thích hợp để chuyển Track, về việc chuyển Track hay và chuyên nghiệp hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào “tay nghề” của bạn, nếu bạn cho chuyển Track 1 cách tự động thi 2 nút lệnh hoặc bấm tổ hợp phím Alt +Space thì chương trình sẽ tự động kéo thanh trượt điều chỉnh âm lượng của 2 đĩa từ từ sao cho có hiệu ứng 2 Track ***g vào nhau sau đó Track 1 sẽ nhỏ dần và Track 2 sẽ lớn lên cho đến khi Track 1 ngừng hẳn, nếu bạn không thích cho chuyển Track 1 cách tự động thì có thể tự điều chỉnh bằng cách kéo chuột, vì theo mặc định thì chức năng Automix chỉ có tác dụng trong 1 khoảng thờI gian nhất định mà điều đó thì sẽ không phú hợp vớI phong cách mix của từng ngườI khác nhau. Cứ như thế bạn chuyển Track liên tiếp tạo thành 1 đoạn None Stop, bạn mix tớI đâu chương trình sẽ thu âm vào tớI đó, ngoài ra trong quá trình chuyển Track hoặc là ở những điểm nhấn của bài nhạc bạn có thể chuyển sang cửa điều chỉnh Sample để Add thêm 1 số Sample vào trong bài nhạc cho thêm phần sinh động, bạn cũng có thể sử dụng phím tắt ( từ F1 đến F12) để add chúng vào, sau khi hoàn tất công việc bạn nhấp vào nút Stop để dừng phát nhạc và chuyển sang cửa sổ Record nhấp vaò nút Record 1 lần nữa để ngừng thu, sau cùng thoát khỏI chương trình và tận hưởng thành quả của mình.

b. SƠ LƯỢC CÁCH REMIX NHẠC:

Với những bài nhạc đã được hòa âm sẳn mà bạn muốn mix lạI thành 1 thể loại khác thì công việc có phần phức tạp hơn, đặt trường hợp ở đây là bạn cần mix cho 1 bài nhạc nhẹ thành 1 bản Dance sôi động thì cái mà bạn cần đầu tiên đó chính là tiết tấu Bass sôi động, bạn có thể trích dẫn tiếng Bass từ 1 nguồn nào đó, hoặc là bạn cũng có thể dùng các phần mềm chuyên dụng để viết ra 1 đoạn Bass cho riêng mình như Fruity Loops…sau khi đã có được đoạn Bass rồI thì bạn hãy add chúng vào đĩa 1, add tiếp bản nhạc nhẹ vào đĩa 2, bấm Shift B để cân bằng Tempo cho 2 Track

Công việc bây giờ là tùy thuộc vào “tay nghề” của bạn nếu đoạn bass của bạn được trích lọc từ 1 nguồn nào đó thì bạn hãy dùng chức năng LOOP của chương trình để chọn lấy cho mình 1 đoạn Bass ưng ý nhất và cho chúng lặp lạI liên tục trong qua trình mix, cái bạn cần quan tâm nữa đó chính là các hiệu ứng trong qua trình mix bạn bấm nút để chuyển sang cửa sổ điều chỉnh hiệu ứng:



hãy kéo và thả các hiệu ứng cần thiết vào cửa sổ điều chỉnh H.1 thông thường các hiệu ứng mặc định sẳn có trong chương trình cũng tạm đủ để bạn sử dụng, nhưng nếu sử dụng thêm nhiếu hiệu ứng khác thì bài mix sẽ sinh động hơn, nhưng cần phảI sử dụng đúng nơi đúng chỗ thì mớI phát huy được hiệu quả.



Một số hiệu ứng rất cần thiết như Vocal+ dùng để ngắt nhịp Bass và TK Fiter V2



Dùng để pha ra nhiều kiểu Bass khác nhau tương thích vớI nhiều phong cách mix khác nhau ngoài ra bạn còn có thể nghiên cứu và tận dụng thêm các hiệu ứng như Flanger, Flippin Double,,,,,vv vấn đề đó tùy thuộc vào sở trường và phong cách mix của bạn.

Cách trên là áp dụng cho đoạn Bass được lấy từ 1 nguồn riêng biệt, còn vớI đoạn Bass mà bạn tự viết ra cho bản nhạc nhẹ thì bạn khỏI cần sử dụng chức năng LOOP mà chỉ việc bổ sung thêm hiệu ứng trong quá trình mix. Trong khi mix việc sử dụng thêm các Sample cũng là 1 điều rất cần thiết, nói chung bạn phảI khéo léo hơn rất nhiều so vớI mix None Stop, bạn phải vận dụng làm sao cho bản nhạc sau khi mix phải khác với bản nhạc gốc, có như vậy mới gọi là remix. Sau khi bạn mix xong thì cũng giống như mix None Stop bạn hãy thoát khỏi chương trình và xem lạI thành quả của mình, rất có thể sau khi mix xong nghe lạI bạn sẽ phãi ngạc nhiên vì tài năng của chính mình đấy! Chúc các bạn thành công.!!!
 
Bên trên