Lịch Sử Manchester United

Gấu Lạnh Lùng

<img src="images/luatinh.gif"><br><b><font color="
Manchester United được thành lập năm 1878, mặc dù dưới một cái tên hoàn toàn khác - Newton Heath LYR (Công ty Đường sắt Lancashire và Yorkshire).

Một chút hoài nghi về ảnh hưởng của mình đối với cuộc chơi trong nước, thậm chí trên thế giới, những người công nhân trong khu đường sắt tại Newton Heath chỉ muốn hưởng thụ niềm đam mê của mình qua những trận đấu với đội bóng của những bộ phận khác của công ty đường sắt Lancashire và Yorkshire hay những công ty đường sắt khác.Thật ra, khi Liên đoàn bóng đá Anh được thành lập năm 1888, Newton Heath không nghĩ rằng họ đủ khả năng để trở thành những thành viên sáng lập như những câu lạc bộ khác trong đó có Blackburn Rovers và Preston North End. Thay vào đó họ đã chờ đến năm 1892 mới bắt đầu bước vào cuộc chơi. Tuy nhiên, họ bắt đầu mùa bóng đầu tiên thật tệ hại, đứng cuối bảng và phải đá trận play-off với Small Heath (nay là Birmingham City) để trụ lại. Ernest Mangnall, người đã đem lại những thành công đầu tiên cho MU Những năm sau đó, Newton Heath gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, thậm chí khi bắt đầu bước vào thế kỷ 20, họ đã dự định giải thể đội bóng. Tuy nhiên, một ông chủ nhà máy bia ở địa phương, John Henry Davies, đã đứng ra cứu câu lạc bộ. Chuyện kể rằng John Henry Davies chỉ biết về tình hình khó khăn của đội bóng khi ông bắt gặp một con chó của đội trưởng Newton Heath, Harry Stafford.Davies quyết định đầu tư vào đội bóng chỉ với mong muốn được điều hành nó. Điều này đã dẫn đến việc thay đổi tên của đội bóng, sau một vài lựa chọn như Manchester Central và Manchester Celtic bị từ chối, cái tên Manchester United đã ra đời vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1902.Nhân vật có ảnh hưởng tiếp theo đến với Manchester United là Ernest Mangnall, người được bổ nhiệm làm thư ký cho đội bóng vào tháng 9 năm 1903 nhưng được biết đến nhiều hơn như là huấn luyện viên đầu tiên của câu lạc bộ. Câu lạc bộ của Ernest Mangnall, cùng với những cầu thủ mới ký được như thủ môn Harry Moger và tiền đạo Charlie Sagar, đã kết thúc ở vị trí thứ ba giải hạng hai mùa giải 1903/04 và 1904/05.Mùa giải tiếp theo, 1905/06, đã chứng tỏ là một trong những mùa giải vĩ đại nhất trong giai đoạn đầu của Manchester United. Hàng trung vệ với Dick Duckworth, Alex Bell và đội trưởng Charlie Roberts có công rất lớn khi đưa đội vào tới vòng tứ kết cúp FA, nhưng quan trọng hơn là đội bóng đã kết thúc mùa giải với vị trí thứ hai giải hạng hai. 12 năm sau khi bị xuống hạng, Manchester United đã giành lại được vị trí của mình trong nhóm đầu.Để chào mừng chiến thắng trở lại giải hạng nhất, Mangnall đã ký hợp đồng với Billy Meredith từ đối thủ kình định cùng thành phố Manchester City. Còn được đặt biệt danh là Phù thuỷ Xứ Uên, Meredith đã từng dính vào một vụ sì-căng-đan bán độ tại Manchester City và bị đưa ra bán đấu giá cùng với 17 cầu thủ khác. Mangnall nhanh chóng quyết định và đã có được chữ ký của Meredith trước khi cuộc đấu giá bắt đầu.Sự gia nhập của cầu thủ chạy cánh này đã mang lại cảm hứng cho toàn đội - Meredith đã kiến thiết vô số bàn thắng cho Sandy Turnbull trong mùa giải1907/08 khi Manchester United đoạt chức Vô địch Giải bóng đá Anh (Football League Championship) lần đầu tiên.Là nhà vô địch, năm 1908 Manchester United đã chơi trận đấu tranh cúp Charity Shield lần đầu tiên trong lịch sử của mình. Họ đã đánh bại đội đoạt cúp FA, Queen Park Rangers với tỷ số 4-0 nhờ vào một cú hat-trick của cầu thủ cùng họ với Sandy, Jimmy Turnbull.Danh hiệu thứ ba được bổ sung vào bảng danh dự của câu lạc bộ là cúp FA, tại cuối mùa giải khốc liệt năm 1909. Manchester United đánh bại Bristol City 1-0 trong trận chung kết với bàn thắng của Sandy Turnbull.Và như vậy chương đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ đã kết thúc trong tiếng tăm lừng lẫy, hứa hẹn nhiều thành tích hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo, trong đó có việc chuyển sang một sân vận động mới, một thánh địa bất diệt đã ra đời – Old Trafford.

Thập kỷ 1910/1919


Bắt đầu từ mùa bóng năm 1909/10, từ Old Trafford đã chính thức bước vào giai thoại bóng đá thế giới.Mảnh đất nơi xây sân vận động được Công ty Bia Manchester (Chủ công ty là John Henry Davies) mua và cho câu lạc bộ thuê. Đích thân Davies tự bỏ tiền ra để xây dựng sân vận động Old Trafford, công việc xây dựng bắt đầu từ năm 1908 dưới sự giám sát của một kiến trúc sư lừng danh là Archibald Leitch. Trận đấu đầu tiên của Manchester United tại Old Trafford diễn ra vào ngày 19 tháng 2 năm 1910. Đáng tiếc, tại trận ra quân này, đội chủ nhà đã thua 3-4 trước vị khách đầu tiên của sân Old Trafford là Liverpool, nhưng sân vận động đã đón tiếp thành công 80.000 khán giả. Hai ngày trước đó, khung gỗ cũ kỹ của sân Bank Street (sân vận động cũ của Manchester United) đã bị gãy vì gió – càng chứng minh rằng, có lẽ, Manchester United cần phải có một ngôi nhà mới xứng đáng với tầm vóc lịch sử của câu lạc bộ.Quả thực, Manchester United đã đăng quang ngôi vô địch Giải bóng đá Anh lần thứ hai trong lịch sự của mình tại mùa bóng 1910/1911 tràn ắp khán giả tại sân Old Trafford. Họ đã chính thức đoạt ngôi vô địch trên sân nhà vào trận cuối cùng của mùa bóng khi đánh bại Sunderland 5-1 trong đó Harold Halse ghi được hai bàn. Halse không phải là người hùng ghi bàn duy nhất của Manchester United trong mùa giải vô địch lần thứ hai này. Một người hùng khác là tiền đạo lãng tử Enoch ‘Knocker’ West, người đã ghi 19 bàn thắng trong suốt mùa giải đó. Manchester United cũng đã đoạt nốt Cúp Charity Shield khi vùi dập Swindon Town với tỷ số 8-4, một lần nữa Halse lại ghi danh mình trong trận đấu này với những 6 bàn thắng.Mặc dù với những kỳ công như vậy, Manchester United đã không thể duy trì mạch chiến thắng của mình và đến mùa giải 1911/12, nhà đương kim vô địch đã kết thúc với vị trí đáng thất vọng, thứ mười ba trong bảng xếp hạng. Huấn luyện viên kiêm thư ký Ernest Mangnall quá chán nản trước những lời chỉ trích nặng nề của giới hâm mộ đã từ chức và đã gia nhập Manchester City, người láng giềng và cũng là kẻ kình địch của Manchester United.Việc tìm kiếm người kế nhiệm Mangnall chỉ chấm dứt khi JJ Bentley, chủ tịch của Giải bóng đá Anh đồng ý lãnh đạo đội. Dưới sự chỉ đạo của JJ Bentley, những con Quỷ Đỏ đã dần lấy lại được phong độ của mình và kết thúc mùa giải 1912/13 với vị trí thứ tư. Mùa bóng 1913/14 là giai đoạn chuyển giao thế hệ, sau khi bán Charlie Roberts và Alex Bell sang Oldham và Blackburn. Manchester United đã lại quay trở về vị trí thứ mười bốn trong bảng xếp hạng, tuy nhiên còn được một chút an ủi khi tiền đạo West của câu lạc bộ lần thứ ba liên tiếp đoạt danh hiệu vua phá lưới của giải. Chiến dịch mùa bóng 1914/15 đánh dấu một bước thay đổi trong quản lý đội bóng – tháng 12 năm 1914, lần đầu tiên vai trò của huấn luyện viên và thư ký đã được tách rời ra. Bentley trở thành thư ký chuyên trách và John Robson được chỉ định là huấn luyện viên chịu trách nhiệm lựa chọn đội hình.Đáng tiếc, đội bóng của Robson chỉ còn là cái bóng của Manchester United lừng lẫy trong thập kỷ trước, chỉ còn George Stacey, Billy Meredith, Sandy Turnbull và George Wall trong đội hình đã giành Cúp FA năm 1909 Cup. Không có gì ngạc nhiên, câu lạc bộ đã gặp rất nhiều khó khăn, và mùa bóng 1914/15 đó, Manchester United chỉ cách khu vực xuống hạng có đúng một điểm kết thúc mùa giải. Như sát thêm muối vào vết thương của Manchester United, câu lạc bộ Manchester City của Mangnall đã kết thúc mùa giải với vị trí thứ năm, trên mười ba bậc so với Manchester United.Trước khi Manchester United có thể đưa ra một kế hoạch phục hồi, sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ nhất đã bóng đá ra khỏi mối quan tâm của người dân. Giải vô địch Anh bị tạm ngừng, các câu lạc bộ chỉ còn tìm cách duy trì hoạt động qua những giải đấu trong từng vùng. Manchester United đã chơi tại giải đấu Lancashire Prinicipal và Subsidiary trong bốn mùa giải, những đó cũng không phải là những cuộc vui, sự đói nghèo kết hợp với việc hai cầu thủ của đội bóng tham gia bán độ trong một trận đấu. Enoch West bị cấm chơi bóng suốt đời, Sandy Turnbull gia nhập tiểu đoàn các cầu thủ bóng đá tham gia chiến tranh. Turnbull bị giết trong một trận chiến tại Pháp tháng 5 năm 1917, với cái chết bi thảm của Turnbull, Manchester United quay trở lại Giải vô địch Anh năm 1919/20 với đội hình không còn một người hùng nào trong giai đoạn đầu tiên của câu lạc bộ.

1920-1929


Sau bốn năm tạm hoãn vì Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Manchester United quay trở lại Giải vô địch Anh (League football) ngày 30 tháng 8 năm 1919. Trong trận đấu đầu tiên với Derby County, Manchester United ra quân với nhiều gương mặt mới - thực tế chỉ có đúng hai cầu thủ đã từng chơi cho Manchester United vào cuối mùa giải năm 1914/15. Tuy Billy Meredith vẫn ở lại Old Trafford nhưng ông đã bước sang nửa bên kia của sự nghiệp sân cỏ lừng lẫy của mình tại Old Trafford. Billy Meredith chỉ ra sân thi đấu 19 trận trong mùa giải 1919/20 khi Manchester United kết thúc ở vị trí thứ 12. Một người hùng mới của Manchester United xuất hiện, đó là Joe Spence cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội với 14 bàn. Joe Spence một lần nữa là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong mùa giải 1920/21, nhưng lần này thì chỉ với một nửa số bàn thắng ở mùa bóng trước khi United kết thúc mùa giải với vị trí thứ 13.Huấn luyện viên John Robson sau mùa giải thất bại đó đã rời câu lạc bộ và được thay thế bởi John Chapman, người đã áp dụng trở lại vai trò kép thư ký/huấn luyện viên. Trong khi đó, cựu huấn luyện viên Ernest Mangnall tiếp tục sự nghiệp với Manchester City, khi câu lạc bộ này chuyển sang một sân vận động mới, sân Maine Road. Mangnall cũng ký lại hợp đồng với Billy Meredith cho Manchester City, việc ra đi của Billy Meredith có lẽ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi mà Manchester United đã phải xuống hạng trong mùa bóng đầu tiên không có Billy Meredith, Manchester United chỉ thắng được 8 trong tổng sô 42 trận đấu trong mùa giải 1921/22. Đội hình của Chapman chơi tại giải hạng hai đã không còn bất kỳ một ngôi sao nào và không thể thăng hạng ở hai mùa bóng sau đó (1922/23 và 1923/24). Đến mùa giải 1924/25, thủ lĩnh trên sân cỏ khi đó của Manchester United, Frank Barson, cuối cùng đã giúp đội bóng cải thiện lối chơi và giúp đội bóng lên hạng khi kết thúc giải ở vị trí thứ 2 sau Leicester City và chỉ thua đúng 8 trận trong suốt mùa giải.Mùa giải 1925/26 sau khi trở về với giải hạng nhất Manchester United đã giành được vị trí thứ chín. Đội bóng của Chapman cũng có một cuộc đua tuyệt với tại Cúp FA năm đó, tuy nhiên họ phải dừng bước tại vòng bán kết khi bị Manchester City đánh bại với tỷ số 3-0 tại Bramall Lane. May mắn của Manchester City cũng kéo dài không lâu khi họ không những thua trong trận chung kết Cúp FA (thua 0-1 trước Bolton) mà còn bị xuống hạng trong mùa bóng đó.Không phải rằng vì thế mà các cổ động viên của Manchester United có thể cười vào mặt đội bóng cùng thành phố. Hai tháng sau khi bước vào mùa giải 1926/27, Manchester United đã gặp rắc rối khi FA cấm John Chapman điều hành đội bóng với hiệu lực ngay tức khắc, những lý do của việc cấm này đến nay vẫn không được FA tiết lộ. Tiền đạo cánh Clarence Hilditch đành phải tiếp quản với vai trò vừa là cầu thủ vừa là huấn luyện viên trong khi câu lạc bộ đang tìm kiếm một người mới, nhưng cũng chính vì phải kiêm nhiệm nên Clarence Hilditch đã do dự không dám chọn mình vào thành phần thi đấu và kết quả Manchester United đã phải chịu nhiều thất bại trong mùa giải này.Người kế nghiệp của Chapman, Herbert Bamlett, đã đến với câu lạc bộ vào cuối mùa giải. Các cổ động viên của Manchester United đã từng biết đến Herbert Bamlett khi ông là trọng tài đã hoãn trận tứ kết Cúp FA của Manchester United tại Burnley năm 1909, khi đội đang bị dẫn 0-1 trong một trận bão tuyết. Sau đó, Manchester United với sự xuất sắc của Charlie Roberts đã thắng trong trận đá lại và đoạt Cúp FA năm đó!Đáng buồn là Bamlett không mang lại bất kỳ một ảnh hưởng nào đến thành công của Manchester United trong vai trò một huấn luyện viên. Đội bóng từ từ trượt dốc và kết thúc mùa bóng 1926/27 và 1927/28 ở các vị trí đáng hổ thẹn, thứ 15 và 18 và chỉ có thể phục hồi một chút uy thế của mình khi đứng thứ 12 tại mùa giải năm 1928/29. Joe Spence tiếp tục ghi bàn nhưng ông đã không thể ngăn cản sự xuống dốc không phanh của Manchester United...

1930-1939


ự suy tàn của United bắt đầu ở thập niên 1930 kế tiếp sau một chuỗi thất bại tồi tệ ở thập niên 1920.Manchester United kế thúc ở vị trí thứ 14 trong mùa giải 1929/1930, đã làm chất đầy sự lo lắng tới người hâm mộ.Nỗi lo lắng của họ đã thành sự thật trong mùa giải tiếp theo.Khi Man utd bắt đầu sự tồi tệ nhất trong lịch sử bằng 12 trận thua đầu tiên trong một giải đấu .Một tá trận thua bao gồm cả hai thảm họa trên sân Old Trafford ,6-0 bởi Huddersfield Town và sau đó là 7-4 trước NewCastle United.Mùa giải đã bắt đầu vào tháng 12 trước khi đội bóng của Herbert Bamlett kiếm được điểm đầu tiên bằng chiến thắng 2-0 trên sân nhà trước Birmingham City.United thậm chí để thua 27 trong tổng số 42 trận của giải 1930/1931 và để thủng lưới 115 bàn.Sự xuống hạng của United đã làm cho Bamlett đầu hàng và thứ kí Walter Crickmer phải đứng ra để thay đổi mọi vấn đề của đội.Tuy nhiên đã không có sự đổi mới nào ngay lập tức và cũng không đáng ngạc nhiên khi họ bị thua hai trận mở đầu ở giải hạng 2, mùa giải 1931/1932.Lòng kiên nhẫn của các cổ động viên được thử thách và nhiều người trong số họ đã không đủ kiên nhẫn để xem United chơi bóng trên sân vận động - chỉ có khoảng gần 3,507 fan tới xem trận đấu mở đầu mùa giải .Cũng như đội bóng ngày càng đi xuống thì mối quan hệ với người hâm mộ cũng trở nên xấu hơn .Bước vào tháng 12,câu lạc bộ không có tiền để trả lương cho các cầu thủ .Sự phá sản đã sắp thành sự thật.Một vị cứu tinh đã đến rất đúng lúc ,ông là James Gibson một chủ nhà máy sản xuất đồng phục cho quân đội.Ông đầu tư vào câu lạc bộ £300,000 để trả lương và bắt đầu kế hoạch đưa câu lạc bộ trở lại vị trí xứng đáng.James mời một huấn luyện viên mới Scott Ducan người đã được đưa một số tiền để sử dụng cuộc cách cải tổ tuy nhiên Ducan đã không dùng nhiều đến chúng.Sự tồi tệ tiếp tục dưới "triều đại" của Duncan 1933/1934 khi United đứng trên bề vực xuống chơi ở giải hạng 3 lần đầu tiên trong lịch sử của chính mình.May thay "sự sống xót" đã rõ ràng hơn hết vào cuối mùa bóng khi có trận thắng 2-0 do công của Tom Manley và Jack Cape đồng thời loại trực tiếp đối thủ ra khỏi giải đấu,Millwall .Trong cùng tuần lễ đõ Man city đã giành được cúp F.A với một người đàn ông có cái tên Matt Bushy.MU kết thúc mùa giải 1934/1935 ở vị trí thứ 5 và sau đó vào mùa bóng 1835.1936 họ dường như đã tìm lại được chính mình khi không để thua trong suốt 19 trận và càng đảm bảo trở thành nhà vô địch giải hạng 2 với chiến thắng 3-2 trước Bury tại Gigg Lane cảm ơn những bàn thắng được ghi do công của Manley và George Mutch.Mùa giải kết thúc ở giải hạng 2 và có lẽ United sẽ tiếp tục có phong độ tốt khi họ trở lại hạng nhất nhưng đến gần Lễ Giáng Sinh,họ mới có bốn trận thắng bao gồm cả trận đấu vào ngày giáng sinh...Chỉ có 10 trận thắng trong toàn mùa bóng kể từ khi quay lại giải bóng đỉnh cao nhất nước Anh điều đó thật tồi tệ,trong khi đó thì City lại ngược lại họ đang chễm chệ trên ngôi đầu bảng .Sự xuống dốc của United bao gồm cả sự có mặt của Walter Winterbottom ,người mà không lâu sau làm huấn luyện viên cho đội U16 nước Anh và được phong "Hiệp Sĩ".Trong mùa giải tiếp theo MU có bước thụt lùi khi Scott Duncan thừa nhận có một vài sự cho nợ khi ông rời câu lạc bộ đến Ipswich Town vào tháng 12 năm 1937.Walter Crickmer một lần nữa đã sẵn sàng đứng ra để trở thành một huấn luyện viên tạm thời của United.Việc làm nổi bật nhất dưới sự lãnh đạo của Duncan và Crickmer là đào tạo ra Johnny Carey người sau này được thừa nhận như một hậu vệ hay nhất trong lịch sử bóng đá.Chơi 32 trận và ghi 6 bàn,Carey giúp United trụ hạng thành công ,khi kết thúc mùa bóng ở vị trí thứ 14 trong khi đó Man City đang có sự xuống dốc tồi tệ !không có nhiều thời gian để hả hê ,tuy nhiên giải đấu đã phải tạm hoãn một vài năm do chiến tranh đã bùng nổ.

1940-1949


Thế chiến lần 2 nổ ra đã đẩy lùi bóng đá ra khỏi suy nghĩ của mọi người suốt giữa những năm từ 1939 đến 1946.Nhưng thậm chí khi giải đấu vắng bóng ,Old Trafford vẫn được chăm sóc một cách cẩn thận.Vào ngày 11/3/1941 ,sân vận động đã bị trúng bom trong suốt thời kì Quốc Xã Đức tấn công.Sự tấn công đó đã phá hủy toàn bộ khán đài chính,phòng thay đồ của cầu thủ và những phòng chuyên dùng..Sự tàn phá đó là một điều gây xúc động mạnh nhưng sự lạc quan đã đến ngay sau đó không lâu.Một người đàn ông đã gia nhập vào Manchester United,người được coi là quan trọng nhất trong lịch sử của câu lạc bộ Manchester United..Matt Bushy .Cựu cầu thủ của Manchester City và Liverpool .Ông đến "Quỉ đỏ" vào năm 1945 với một bản hợp đồng ngắn hạn 5 năm nhưng không ai có thể ngờ , ông là huấn luyện viên của Manchester United suốt 25 năm sau đó.Bushy không mất nhiều thời gian để xây dựng đội hình cũng như thể hiện trình độ của mình ,biến đổi một vài vị trí trong đó có cả những cầu thủ được coi là quan trọng trước đó.Ông cũng đã kiếm "bộ năm tiền đạo nổi tiếng" khi mua họ về trong cùng một thời điểm:Jimmy Delaney,Stan Pearson ,Jack Rowley, Charlie Mitten và Johnny Morris.Tuy nhiên chữ kí quan trọng nhất mà Bushy có được không phải là môt huấn luyện viên mà là một trợ lý huấn luyện viên , người mà ông đã gặp trong suốt chiến tranh và được nhận định như một cánh tay phải hoàn hảo ,Jimmy Murphy.Bộ đôi này đã cùng nhau hướng tới mục tiêu đưa United trở thành một quyền lực của bóng đá Thế Giới.Bushy và Murphu đã bước những bước đầu tiên trên con đường xây dựng một đội bóng tuyệt vời và tất nhiên trước tiên phải có sự thay đổi trong thành tích ở nội địa.Họ đã có một chút thành công khi kết thúc mùa giải ở vị trí thứ hai sau Liverpool mùa giải 1946/47,một vị trí cao nhất câu lạc bộ có được trong 36 năm đó cũng là lý do chính cho sự lạc quan để rồi đội bóng đã giành được chức vô địch cúp liên đoàn trong cùng năm.Những chàng trai của United trộn lẫn giữa những tài năng địa phương và các cầu thủ đã khẳng định được mình,United đã có thành tích đầu tiên của họ trong năm tiếp theo khi họ đánh bại đội bóng Blackpool với Stanley Matthews ,Stan Mortensen ,Harry Johnston trong trận trung kết F.A Cup 1948.Đó là lần đầu tiên sau 39 năm đội bóng "Quỉ đỏ" trở lại với chức vô địch từ năm 1909.F.A Cup cũng là chức vô địch đầu tiên mà câu lạc bộ có được kể từ lần vô địch giải hạng nhất vào năm 1911 và đó cũng là mục tiêu số một mà giờ đây các chàng trai của Matt Bushy đang hướng tới .Trong suốt năm mùa giải đầu tiên ở United,Matt Bushy đã mang về cho câu lạc bộ 2 trong bốn chiếc cúp quan trọng nhất và 4 trong nhiều chiếc khác (1449/1950).Những thành tích tuyệt vời đã mang người hâm mộ trở lại với đội bóng - đã có hơn 1 triệu người đến xem đội thi đấu trong mùa giải 1947/1948,cùng với đó là sự thoát khỏi nợ nần .Chắc chắn các fan sẽ không phải chờ quá lâu để "sờ" vào được những chiếc cúp mà họ khao khát bấy lâu nay....

1950-1959


Nếu mọi điều tốt đẹp phải kết thúc ,điều đó hiển nhiên đúng với đội bóng dưới sự huấn luyện của Matt Bushy .Sau hậu chiến,United đã có những thành công rực sáng vào thập niên 1950.Sự bất đồng ý kiến về chiến thuật trong trận trung kết F.A Cup năm 1948 trong phòng thay đồ là một dấu hiệu không tốt đẹp cho sự tan rã chăng ? khi mà Johnny Morris rời Old Trafford đến Derby và Charlie Mitten mang tài năng của mình đến đất nước Nam Mĩ Colombia.Một vài người hâm mộ đã vô cùng lo lắng khi câu lạc bộ mất một số ngôi sao nhưng một vài khác trong số họ tỏ ra tin tưởng vào Bushy coi đó như một sự trung thành.Kế hoạch tuyệt vời của người đàn ông Scotland đó là "những chàng trai trẻ cho tương lai",họ đã được chiêu mộ từ cuối những năm của thập niên 1940.Jackie Blanchflower và Roger Byrne là những cầu thủ trong lứa đầu tiên và họ đã được gán cho cái tên là "Babes" bởi một tờ báo trong trận ra mắt đầu tiên của họ vào mùa giải 1951/1952 ,United đã chiến thắng giải đấu quan trọng nhất (cúp hạng nhất cũ) lần đầu tiên kể từ năm 1911.Byrne,21 tuổi ,đã tham gia các trận đấu quan trọng và tỏ ra thành công ,với 24 lần xuất hiện bao gồm 6 lần mà ghi được 7 bàn bên cánh trái ,anh trở thành một hậu vệ trái thật sự và là đội trưởng của United trong 4 năm từ tháng 2 năm 1954.Trong hai mùa bóng liên tiếp 1955/1956 và 1956/1957 .Byrne đã được nâng chiếc cúp vô địch với tư cách là một thủ quân của một đội bóng trẻ tuyệt vời bao gồm những cầu thủ trưởng thành dưới sự huấn luyện của Bushy.Eddie Colman ,Mark Jones và David Pegg tất cả họ trở thành những người thường xuyên có mặt trong đội hình chính kể từ khi được đưa lên , sau một loạt chức vô địch ở F.A Cup dành cho lứa thanh niên bắt đầu vào năm 1953.Không phải các tài năng đều là những cầu thủ do United đào tạo nhưng các huấn luyện viên của Man Utd tỏ ra hài lòng với những sự lựa chọn đúng đắn của họ :£30,000 với Tommy Tylor ,một tiền đạo từ Barnsley .Anh tỏ ra là một "chữ kí" xuất sắc khi tiếp tục có những bàn thắng cho cả câu lạc bộ và đội tuyển Anh .Một cuộc đầu từ tốt khác với thủ môn Harry Gregg đến từ Doncaster Rovers vào tháng 12 năm 1957.Với phí chuyển nhượng là £23,000 ,anh trở thành thủ môn đắt giá nhất lúc bấy giờ .Dường như ngay lập tức anh trở thành người chặn đứng các cú sút số một cho cả United và đội tuyển Bắc Ai-len.Một tài năng trẻ xuất sắc khác cho cả câu lạc bộ và đội tuyển Quốc Gia Anh là Duncan Edwards .Một cầu thủ có sức mạnh,tài năng và sự trưởng thành mặc dù đang ở độ tuyển thiếu niên vì vậy Matt Bushy không thể nào mà không mang anh về United .Vào tháng 4 năm 1953 , anh trở thành cầu thủ trẻ nhất ở giải hạng nhất khi mới tròn 16 tuổi và 185 ngày.Một trận đấu đã cô đọng lại đượcmột đội hình Babes mới ,xuất sắc của Bushy nhiều nhất đó là trận gặp Arsenal trên sân Highbury 1/2/1958. Trước 63,578 khán giả MU đã đánh bại "những khẩu thần công" với tỷ số 5-4 từ những bàn thắng của Ewards,Taylor(2),Bobby Charlton và Denis Viollet.Buồn thay,trận đấu tuyệt vời nhất trong lịch sử bóng đá Anh cũng là một trận cầu cuối cùng của một đội bóng xuất sắc trong lịch sử United.Từ Highbury, các cầu thủ đáp máy bay đi thi đấu ở giải vô địch Châu Âu để tham gia trận đấu ở vòng 2 gặp "Sao đỏ Belgrade" và tỷ số của trận đấu là 3-3.Chiến thắng 5-4 trước đó là sự thể hiện của một tập thể vững mạnh ,chuyến bay định mệnh trên bầu trời Munich diễn ra ngay sau đó ngày 6/2/1958 ,những tin tức về tai nạn thảm khốc bay về đã làm tăng lên nỗi buồn của thành Manchester..22 người đã mất bao gồm 7 cầu thủ là Byrne,Colman,Jones,Pegg,Taylor,Geoff Ben và Liam Whelan..cầu thủ thứ 8 là Duncan Edwards anh đã không vượt qua khỏi chấn thương mặc dù đã được sự giúp đỡ nhiệt tình từ bệnh viên của nước Đức sau 15 ngay.Sự đau buồn bao trùm lên câu lạc bộ,thành phố và các trận cầu trong một thời gian dài và dường như có một điều không thể tưởng tượng được rằng nếu United tìm được vinh quang sau thảm họa khủng khiếp.Nhưng khi Matt Bushy không vượt qua được thương tích trầm trọng và phải có một cuộc điều trị lâu dài thì dường như United cũng có sự bấp bênh,đội bóng được điều khiển bởi trợ lý huấn luyện viên Jimmy Murphy ,họ đã vào được trung kết F.A Cup năm 1958.Họ đã bị thua trước Bolton Wnderers,12 tháng sau khi để thua Aston Villa cũng trong trận trung kết.Để kết thúc mọi sự rắc rối ,United đã trở thành quán quân ở mùa bóng 1958/1959 .Bushy đã trở nên khỏe hơn và quay lại dẫn dắt đội bóng cũng như đào tạo ra một đội bóng vĩ đại khác.

1960-1969

Sau khi xây dựng một trong những đội tuyển vĩ đại nhất đã từng có ở nước Anh, Matt Busby phải bắt đầu tất cả lại từ đầu thập kỷ 60. Thảm hoạ Munich đã cướp đi của ông và bóng đá những cầu thủ xuất nhất của thời đại. Nhưng người huấn luyện viên vĩ đại này không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ. Ngay sau khi phục hồi chấn thương, ông đã bắt đầu chuẩn bị xây dựng một đội hình mới để tấn công trở lại thế giới bóng đá.Dennis Viollet là một trong những cái tên quan trọng trong đội hình. Mùa bóng năm 1959/60, người sống sót từ thảm hoạ Munich đã phá vỡ kỷ lục câu lạc bộ của Jack Rowley khi ghi đến 32 bàn thắng trong một mùa giải. Đội bóng đã ghi được tổng cộng 102 bàn, nhưng họ cũng phải vào lưới nhặt bóng quá nhiều (80 bàn thua) và kết thúc ở vị trí thứ bảy.Viollet không phải là cầu thủ duy nhất sống sót từ thảm hoạ Munich và tận hưởng sự nghiệp vĩ đại tại Old Trafford; những cầu thủ khác bao gồm Bill Foulkes và Bobby Charlton người xuất phát từ đội hình trẻ của MU đã phá vỡ kỷ lục ghi bàn cho cả câu lạc bộ và quốc gia. Nobby Stiles tiếp bước Bobby, từ đội hình trẻ lên đội hình chính, trong khi đó Denis Law lại đến câu lạc bộ từ Torino qua một vụ chuyển nhượng kỷ lục 115.000 bảng Anh. Khi bắt đầu thập kỷ 60, phong độ của MU khá thất thường, trong khi những tên tuổi mới đang bắt đầu hoà nhập, nhưng rồi mọi thứ đều dần ổn định với cuộc đua tới trận chung kết cúp FA tại Wembley mùa giải 1962/63. Đội hình hoàn toàn mới của Matt Busby đã đánh bại Leicester City 3-1, với hai bàn của David Herd và một bàn của Denis Law. Mùa bóng tiếp theo chứng kiến một MU mạnh mẽ thách thức chức quán quân giải vô địch Anh xuất phát từ thành công của chiếc cúp FA, rất tiếc MU chỉ đứng thứ hai kém 4 điểm so với nhà vô địch Liverpool, đội bóng mà MU đều thua trên sân nhà và sân khách. Mùa bóng 1962/63 cũng đáng ghi nhớ với việc ký hợp đồng với George Best, cầu thủ trẻ từ Belfast người trở thành siêu sao đầu tiên của bóng đá. Đó là trường hợp của Best, ông là cầu thủ xuất sắc nhất không chỉ vì tên của mình (tên ông cũng có nghĩa là xuất sắc nhất) mà còn vì bản năng cầu thủ.. Với những kỹ sảo, bước chạy tinh tế, khả năng kiểm soát bóng phi thường của mình có thể làm tan nát đội hình đối phương, ông là một thần tượng của các cổ động viên, trong khi đó với vóc dáng của một ngôi sao màn bạc, ông cũng là một thần tượng của các quý bà.Mùa giải năm 1964/65, bộ ba nổi tiếng Best, Law và Charlton đã đưa United đến những tầm cao mới. Họ đã giành chức vô địch giải ngoại hạng khi vượt qua Leeds bằng hiệu số bàn thắng thua, và vào đến bán kết cúp C3 và cúp FA. Denis Law đã ghi được rất nhiều bàn thắng và được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất Châu âu mùa này.Đội đương kim vô địch dường như tiếp tục bay bổng với giấc mơ thống trị giải ngoại hạng mùa giải sau đó 1965/66, nhưng thất bại trước cuộc đua vô địch với Liverpool đã kéo họ trở lại mặt đất, kết thúc mùa giải này họ chỉ đứng ở vị trí thứ 4. Việc thất bại tại bán kết cúp FA và cúp C3 dường như đã lấy mất đi một phần lớn sức mạnh của MU vào cuối mùa giải. Điểm nổi bật của mùa bóng là trận thắng vang dội 5-1 trên sân của Benfica tại vòng tứ kết cúp C3, khi Best thể hiện được một phong độ sắc bén. Mùa giải 1966/67, Manchester United lại đăng quang ngôi vô địch giải ngoại hạng khi Law ghi được 23 bàn trong 36 trận. Thành công ở giải ngoại hạng đã giúp ME đảm bảo một xuất tham dự C1 mùa bóng 1967/68, một sân đấu danh giá nhất Châu âu. Trên đường tới trận chung kết C1 tại Wembley, MU đã bỏ lại sau lưng mình Hibernians, FK Sarajevo, Gornik Zabrze và Real Madrid. Benfica đã trình diễn một phong độ khá xuất sắc trong trận chung kết. Jaime Graca đã cân bằng tỷ số sau khi Charlton ghi bàn bằng cú đánh đầu đưa trận đấu bước vào hiệp phụ; thực ra Benfica có thể đã chiến thắng ngay trong hiệp chính nếu Alex Stepney không có cú cứu bóng xuất thần từ cú sút của Eusebio.Best, Brian Kidd và Charlton đã giúp MU làm chủ thời gian thi đấu thêm giờ khi mối người ghi một bàn và đánh bại nhà vô địch Bồ Đào Nha với tỷ số 4-1. Lần đầu tiên chiếc cúp C1 đến với Old Trafford. Chỉ trong vòng 10 năm sau khi "Sir Matt Bussy" chứng kiến giấc mơ của mình bị phá huỷ bởi thảm kịch Munich, ông đã biến điều không thể thành điều có thể. Ông cũng được phong tước hiệp sỹ ngay sau đó.Sau màn trình diễn phi thường, tại mùa bóng 1968/69 nhà vô địch Châu âu chỉ đứng ở vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng, và bị loại khỏi cúp FA tại vòng sáu và cúp C1 tại vòng bán kết. MU cũng đã thua Estudiantes (Argentina) 2-1 tại cúp Liên lục địa. Bất chấp kết thúc thất bại ở cuối thập kỷ, các cổ động viên của MU có thể hài lòng về thành công thập kỷ 60. Rất ít người không vui với quyết định về hưu của "Sir Matt Busby" vào cuối mùa giải 1968/69, sau tất cả những thành công ông đã giành được.

Thập kỷ 1970 - 1979


Khi những ký ức của danh hiệu vô địch Cúp C1 Châu âu bắt đầu phai nhạt dần, mối quan tâm của Manchester United đã chuyển sang vị trí quản lý đang bị bỏ trống. Sir Matt Busby đã dẫn dắt câu lạc bộ tới miền đất hứa chỉ trong vòng có 10 năm sau khi mất hơn một nửa đội hình, và gần như cả cuộc sống của ông tại tấn thảm kịnh Munich. Nhưng tới thời điểm này, Ông đã quyết định rút lui và việc ra đi của Ông đã để lại cho Ban giám đốc đội bóng một vấn đề khá nan giải. Giải pháp đầu tiên của câu lạc bộ là đề cử Wilf McGuinness một trong số những trợ lý của Sir Matt và là cựu cầu thủ của MU vào vị trí này. Tuy nhiên, việc ông chỉ có thể tập hợp được các cầu thủ đã xế chiều và thiếu sự kiểm soát toàn bộ nội tình đội bóng cho thấy McGuinness đã phải khổ sở vất vả như thế nào để theo kịp Sir Matt. Wilf không được trao quyền quá lâu. Vào ngày lễ tặng quà năm 1970, ông đã nhận được "món quà" của Ban giám đốc câu lạc bộ khi được giải thoát khỏi nhiệm vụ nặng nề của mình và Sir Matt tạm thời quay trở lại huấn luyện đội bóng trong khi câu lạc bộ một lần nữa phải tìm kiếm một người kế tục đáng giá. Frank O'Farrell là người tiếp theo thực hiện nhiệm vụ bất khả thi này, sau khi rời Leicester City để đến Manchester United vào tháng 6 năm 1971. Bất chấp một sự khởi đầu hứa hẹn trong mùa bóng 1971/72, huấn luyện viên người Ailen này cũng không khá khẩm gì hơn so với McGuinness. Thất bại của MU 5-0 trước Crystal Palace ngày 16/12/1972 là trận đấu cuối cùng của O'Farrell tại MU.Mặc dù thời gian huấn luyện của O'Farrell khá ngắn, ông vẫn để lại dấu ấn của mình tại đội hình MU năm 1970 bằng việc ký hợp đồng với Martin Buchan với một cái giá kỷ lục là £125.000. Cựu đội trưởng của Aberdeen đã trở thành át chủ bài cho người kế nhiệm của O'Farrell là Tommy Docherty, người được bổ nhiệm vào kỳ Giáng sinh năm 1972.Thách thức đầu tiên của The Doc (biệt danh của Tommy Docherty) là phải duy trì được phong độ của đội bóng trong khi thay thế dần những huyền thoại của thập kỷ 60. Sir Bobby Charlton đã tuyên bố ông sẽ từ giã sân cỏ vào cuối mùa bóng 1972/73, George Best đã thay đổi ý kiến mặc dù trước đó tiếp tục tuyên bố sẽ cống hiến cho MU và Denis Law đã ỏ bên kia sườn dốc. Law, thực ra đã được đưa vào dạng chuyển nhượng tự do tháng 7 năm 1973, một bước ngoặt mà sau này đã quay lại ám ảnh Docherty. Tiền đạo xuất sắc này đã gia nhập Manchester City và ghi bàn vào lưới Những con quỷ đỏ tại Old Trafford trong trận đấu tháng 4 năm 1974, chính thức đưa MU xuống hạng.Một số người tiền nhiệm của Docherty chắc hẳn cảm thấy tổn thương khi Docherty không bị sa thải sau khi đưa MU xuống hạng. Nhưng với lòng tin vào Docherty, Những con quỷ đỏ đã quay trở lại rất nhanh. MU đã đứng đầu giải hạng hai mùa bóng sau đó 1974/75, với chân sút hàng đầu là Stuart 'Pancho' Pearson ghi được 17 bàn. Lou Macari đã ghi bàn tại Southamton đưa MU quay trở lại giải vô địch ngay từ tháng 4 năm 1975 .MU sau đó đã tiến đến trận chung kết Cúp FA hai lần liên tiếp, lần đầu MU thua Southampton năm 1976, nhưng sau 12 tháng họ đã đánh bại Liverpool với tỷ số 2-1. Những chàng trai của The Doc đã thể hiện phong độ hoàn hảo khi làm tiêu tan hy vọng Treble của Liverpool – khi mà câu lạc bộ xứ Merseyside đã đoạt chức vô địch Anh và Cúp C1. Tuy nhiên, niềm vui của chiến thắng đó không kéo dài lâu cho The Doc. Chỉ 44 ngày sau đó, ông đã bị câu lạc bộ sa thải khi ông đã sống như vợ chồng với người tình của mình là Mary, vợ của Laurie Brown bác sỹ vật lý trị liệu của câu lạc bộ. Huấn luyện viên của QPR là Dave Sexton bước vào thay thế, và mặc dù trong hai năm đầu của mình 1977/78 và 1978/79 ông không thể dẫn dắt MU lên nổi nhóm 10 đội hàng đầu, nhưng ông vẫn đưa MU đến sân Wembley năm 1979. Nhưng không may mắn cho Những con quỷ đỏ khi họ để thua 3-2 trước Arsenal trong một trong những trận chung kết Cúp FA đáng nhớ nhất của lịch sử. Gordon McQueen và sau đó Sammy McIlroy đã ghi bàn trong 5 phút cuối giúp MU cân bằng tỷ số sau khi bị dẫn trước 2-0, nhưng tất cả cũng chỉ tạo cơ hội cho Alan Sunderland ghi bàn thắng quyết định cho Arsenal ngay trước khi trận đấu chuẩn bị bước vào hiệp phụ.Những khoảnh khắc tuyệt vời tại Wembley đã tổng kết lại thành tích của MU tại thập kỷ 70, một thập kỷ tràn đầy kịch tính khi mà đỉnh cao và thất bại luôn song hành với nhau và cũng đặt ra một yêu cầu đối với MU là sự ổn định phong độ trước khi bước vào bình minh của thập kỷ 80.

Thập kỷ 1980-1989


Manchester United có một sự khởi đầu nghèo nàn khi bước vào thập kỷ 80. Tháng 1 năm 1980, Tottenham loại họ khỏi FA Cup ngay tại vòng đấu đầu tiên. Đầu tháng 3, đội quân của Dave Sexton phải gánh chịu một thảm bại nặng nề tại Ipswich Town với tỷ số 0-6.Tuy nhiên, Sexton và đội bóng của mình khăng khăng không thừa nhận bất cứ sự buộc tội nào - thay vào đó họ đã phục hồi được phong độ khi chiến thắng 8 trong 10 trận tại giải vô địch, và kết thúc mùa giải ở vị trí thứ hai, chỉ kèm Liverpool có đúng 2 điểm.MU tiếp tục trình diễn một phong độ sắc bén vào cuối mùa giải tiếp theo 1980/81, khi họ thắng liên tiếp 7 trận cuối cùng của mùa giải. Nhưng lần này, họ chỉ có thể đứng ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng - một vị trí mà Ban quản lý Câu lạc bộ không thể tha thứ. Sexton bị sa thải ngày 30/4/1981, sau bốn mùa bóng ở một vị trí nóng bỏng nhất của giải vô địch.Người thay thế Sexton tại MU là Ron Atkinson. Ông đã đem theo Mick Brown là trợ lý cho mình và Eric Harrison là huấn luyện viên đội trẻ. Nhưng cái mà ông giành được trên sân cỏ thực sự làm phấn khích các cổ động viên. Ông đã phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng của nước Anh khi ký hợp đồng với Bryan Robson với giá 1.5 triệu bảng Anh từ câu lạc bộ cũ của mình West Bromwich Albion và ông đã chi tiêu khoảng một phần ba số tiền đó để kiếm thêm cho đội hình của MU một cựu cầu thủ nữa của Albion là Remi Moses.Ở khu vực giữa sân, những người mới đến đã bổ sung hoàn hảo cho sự tinh tế của Ray Wilkins, một ngôi sao đang nổi của bóng đá Anh. Nhưng dường như vẫn còn thiếu một cái gì đó. MU cần một tiền đạo người có thể cạnh tranh với hiệu suất ghi bàn của Ian Rush tại Liverpool, đội đã đoạt chức vô địch Anh trong ba năm liên tiếp 1982, 1983 và 1984. Những chàng trai của Atkinson đã không bị Liverpool bỏ quá xa khi kết thúc ở vị trí thứ ba, thứ tư trong các mùa bóng này nhưng họ cũng không thể tiến gần hơn với Liverpool.Những giải tranh cúp nội địa cũng đã đem lại cho MU những cơ hội tốt nhất để đoạt cúp vàng. Năm 1983, MU đã đến được sân Wembley ở cả hai giải tranh cúp. Tại giải đấu thứ nhất, Liverpool đã đánh bại họ 2-1 sau khi đấu thêm giờ tại League -Cup, trong khi đó tại giải đấu thứ hai, FA Cup, đội bóng tý hon Brighton và huấn luyện viên Hove Albion sẽ là đối thủ của MU.Những con quỷ đỏ của Big Ron được mong đợi sẽ đá như dạo chơi trước những chú chim mòng biển (biệt danh của Brighton) nhưng họ đã vấp phải một Brighton gan góc và cống hiến cho khán giả một màn trình diễn ấn tượng khi cầm hoà MU với tỷ số 2-2. Thực tế, đội bóng tý hon Brighton đã gần như đoạt được cúp nếu như thủ môn của MU là Gary Bailey không xuất sắc cản phá được cú sút của Gordon Smith vào giây phút cuối cùng của hiệp phụ.Cả quốc gia đón chờ trận đá lại 5 ngày sau đó, nhưng lần này, Brighton đã không thể cầm cự được nữa khi bị MU hạ gục với 4 bàn thắng của Robson (2 bàn), Arnold Muhren và Norman Whiteside.Whiteside luôn chứng tỏ được cá tính của mình là cầu thủ của những trận đấu lớn khi tiếp tục thể hiện phong độ xuất sắc tại trận chung kết FA Cup năm 1985. Tại trận chung kết này, bằng cú cứa lòng xuất thần, ông đã đem lại chiến thắng 1-0 cho MU trước Everton. Đầu trận đấu MU đã bị đuổi mất hậu vệ Kevin Moran, người cùng với Paul McGrath đã tạo thành bức tường thành chắc chắn của MU trong thập kỷ 80.Đó là chiếc cúp FA thứ hai của Atkinson trong ba mùa bóng, nhưng mười tám tháng sau đó ông trở thành huấn luyện viên thành công thứ tư của MU bị sa thải vì không có khả năng phá vỡ thế độc quyền của câu lạc bộ xứ Merseyside đối với giải vô địch. Thậm chí chiến thắng mười trận liên tiếp khi khởi đầu mùa bóng 1985/86 cũng không thể mang lại cho ông chiếc Chén Thánh của chúa Jesus.Vào tháng 11 năm 1986, Manchester United cuối cùng đã lựa chọn một nhà vô địch đã qua thử thách. Là huấn luyện viên của Aberdeen, Alex Ferguson đã đoạt được mọi danh hiệu của bóng đá Scotland, đấy là chưa nhắc đến chiến tích đoạt cúp C2 (Cúp các đội đoạt Cúp quốc gia) khi đội bóng của ông đánh bại Real Madrid!Fergie rõ ràng có năng lực xuất chúng của một nhà quản lý bóng đá, nhưng ông cũng phải cần thời gian để biến đổi được MU. Câu lạc bộ vẫn tiếp tục nhẫn nại khi Những con quỷ đỏ chỉ chiếm vị trí thứ 11 trong mùa bóng 1986/87 và 1988/89. Sau cùng, vào mùa bóng 1987/88 giữa giai đoạn đó, ông đã đem lại một dấu hiệu khích lệ khi đưa MU lên vị trí á quân chỉ sau Liverpool khi chiến thắng 8 và hoà 2 trận trong 10 trận sau cùng.Cùng với một số cầu thủ ông mang về, những triển vọng hứa hẹn của mùa bóng đó sẽ sớm được chuyển thành hiện thực bởi Ferguson. Bình minh của thập kỷ 90 chứng kiến Alex Ferguson thâu tóm những danh hiệu đầu tiên với chức danh nhà quản lý của Manchester United, và Liverpool đoạt được danh hiệu vô địch giải ngoại hạng lần cuối cùng với một đội hình già cỗi của mình. Triều cường đã chuyển dòng …Chiếc Cup FA đầu tiên của Fergie là sau trận chung kết đá lại với Crystal Palace dường như là thành công duy nhất của ông thời bấy giờ, một chiến tích mà có thể cứu giúp sự nghiệp huấn luyện viên của ông sau một mùa giải đáng thất vọng nữa của MU tại giải vô địch. Nhưng chín năm sau đó, dường như chính bàn thắng quyết định của Lee Martin vào lưới Palace trong trận chung kết Cup FA năm đó đã tháo ngòi cho một giai đoạn bùng nổ với những chiến tích vô tiền khoáng hậu của Manchester United.

Thập kỷ 1990-1999


Đầu tiên và trước hết, chiến tích đoạt Cup FA năm 1990 đã cho phép MU quay trở lại đấu trường Châu âu sau năm năm vắng mặt. Với một phong cách hiện đại, lối chơi phóng khoáng của MU đã đưa họ đến trận đấu cuối cùng của Cúp C2 tại Rotterdam nơi đối thủ của họ là một Barcelona hùng mạnh, câu lạc bộ cũ của tiền đạo MU, Mark Hughes. Tại trận chung kết này, với hai bàn thắng của mình, Hughes đã đem lại trận thắng 2-1 cho Fergie vào tháng 5 năm 1991, 23 năm sau khi câu lạc bộ giành được chiếc Cúp châu âu lần cuối cùng.Nhưng những chiến tích khác vẫn bắt MU phải chờ đợi, đối với danh hiệu vô địch Anh, một danh hiệu luôn lảng trách MU trong suốt thời gian qua cũng chỉ đến rất gần MU vào tháng 4 năm 1992. Mùa bóng này, những con quỷ đỏ đã đoạt được chiếc cúp thứ ba cho Fergie vào tháng 3 năm đó, Cúp Liên đoàn, và đang trong cuộc đua song mã tới danh hiệu vô địch giải ngoại hạng cùng với Leeds. Liverpool khi đó đã bị loại ra khỏi cuộc chơi, nhưng họ vẫn có tiếng nói quyết định đối với số phận của chức vô địch khi đánh bại MU 2-0 tại Anfield và làm tiêu tan giấc mơ vô địch của MU. Danh hiệu vô địch mùa bóng 1991/92 luôn được ghi nhớ tại Manchester vì MU đã đánh mất danh hiệu chứ không phải vì Leeds đã giành được chức vô địch. Leeds sau cùng cũng không phải là quyền lực bóng đá vĩ đại nhất trong thập kỷ 90 và chất lượng cầu thủ của họ cũng bị suy giảm nghiêm trọng khi họ cho phép một trong những cầu thủ xuất sắc nhất của mình gia nhập Manchester United trong tháng 12 năm 1992. Khi bán Eric Cantona cho Old Trafford, thực tế câu lạc bộ vùng Yorkshire đã trao chìa khoá để mở cửa danh hiệu giải vô địch Anh cho MU. Cầu thủ người Pháp đã đem lại những ma thuật đặc biệt mà MU đang thiếu trong những mùa giải trước đó và đem lại thành công ngay tức thì cho những con người thành Manchester chung thuỷ, khi ghi 9 bàn thắng giúp Những con quỷ đỏ đoạt được danh hiệu vô địch giải ngoại hạng lần đầu tiên sau 26 năm.Trong mùa bóng tiếp theo 1993/94, đội bóng đã đoạt được cú đúp lịch sử khi đoạt chức vô địch Anh và Cup FA, với chiếc áo số 7 của Cantona (trước đây đã thuộc quyền sở hữu của Bryan Robson trong một thời gian dài) và hiếc áo số 1 của Peter Schmeichel, người được coi là thủ môn xuất sắc nhất đã từng chơi tại Old Trafford. Việc bị cấm thi đấu 8 tháng của Cantona từ tháng 1 năm 1995, sau khi va chạm với một cổ động viên tại Crystal Palace, đã cho thấy sự phụ thuộc của MU vào Cantona khi họ đang cố gắng bảo vệ cú đúp của mình. MU đã đánh mất danh hiệu vô địch vào tay Blackburn Rovers chỉ với một điểm ít hơn và sau đó tiếp tục thất bại trước Everton tại chung kết FA Cup bằng một bàn thắng của một gã cũng mang họ Ferguson (Duncan). Nhà cựu vô địch đã bị ảnh hưởng bởi một chấn thương của Steve Bruce trước trận đấu, người thủ quân dũng cảm trong vị trí chốt chặn của đội bóng ở đầu thập kỷ 90.Bruce cũng bỏ lỡ trận chung kết FA Cup năm tiếp theo tại cuối mùa bóng 1995/96, nhưng lần này kết quả đã khác. Trước đó Liverpool là cản trở duy nhất ngăn cản MU với một "Cú đúp của Cú đúp" khi họ đã chiến đấu với tất cả sức lực của mình cho đến phút thứ 86 khi Cantona ghi bàn bằng một cú vô lê không đà hoàn hảo. Thủ lĩnh người Pháp đã là niềm cảm hứng thi đấu trong suốt mùa bóng cho những cầu thủ trẻ tài năng trong đội hình như David Beckham và Gary Neville.Tháng 5 năm 1997, Cantona đã giúp MU đoạt được chức vô địch lần thứ 4 trong thập kỷ này. Đây cũng là danh hiệu cuối cùng của anh với MU khi Cantona bất ngờ thông báo từ giã sân cỏ sau đó một tháng. Cơn sốc từ quyết định của Eric dường như kéo dài trong suốt cả năm khi Những con quỷ đỏ trắng tay tại mùa giải 1997/98 trong khi Arsenal đã đoạt được Cú Đúp. Một lần nữa, chấn thương đối với những cầu thủ chủ chốt, đặc biệt là Ryan Giggs và Roy Keane được coi là nguyên nhân cho sự xuống dốc của MU.Ảnh hưởng của Giggs đối với MU không thể được chứng minh rõ ràng hơn tại trận đá lại Bán kết FA Cup mùa bóng 1998/99. Trong trận bán kết đầy kịch tính này, anh ghi một bàn thắng, đây có lẽ là bàn thắng của thập kỷ, một cú solo hơn 60m và dứt điểm hiểm hóc vào lưới Seaman sau khi Giggs đã bỏ lại đằng sau toàn bộ hàng hậu vệ của Arsenal. Bàn thắng này đã đặt vé cho MU vào trận chung kết FA Cup lần thứ 5 trong thập kỷ 90. Lần này MU đã đánh bại Newcastle United 2-0 với các bàn thắng của Paul Scholes và cầu thủ vào thay người Teddy Sheringham.Chiến thắng này cũng đem lại cho MU Cú đúp lần thứ ba, sau khi chức vô địch giải ngoại hạng đã được bỏ túi khi Andy Cole ghi bàn vào lưới Tottenham tại Old Trafford. Nhưng vẫn còn một thành tích vĩ đại phía trước cho MU chinh phục.Sau trận đấu bán kết cúp Champion Leagues, một trận đấu được coi là một bản thiên anh hùng ca của các cầu thủ MU trước Juventus, khi Keane truyền cảm hứng cho đội bóng lội dòng nước ngược sau khi bị dẫn với tỷ số 2-0 trong trận lượt về, MU hùng dũng bước vào một thiên hùng ca khác khi đối đầu với Bayern Munich tại Barcelona. Đầu trận đấu, những cố gắng nỗ lực của MU nhằm giành được chức vô địch Champion Leagues lần đầu tiên kể từ năm 1968 dường như có vẻ không thành khi Bayern vươn lên dẫn trước bằng cú sút phạt của Mario Basler và bắt đầu phong toả khu cấm địa với tinh thần chiến đấu của người Đức. Nhưng hôm đó, tại thời gian đấu bù giờ, những con quỷ đỏ đã trình diễn một trong những cú lội ngược dòng ấn tượng và hào hùng nhất trong lịch sử bóng đá - Sheringham gỡ hoà, và một khoảnh khắc sau đó cầu thủ dự bị vào sân thay người Ole Gunnar Solskjaer đã sút tung lưới Bayern ấn định tỷ số 2-1 cho MU. MU đã đoạt Treble - "Cú Ăn Ba"; Alex Ferguson ngay sau đó được phong tước Hiệp sỹ khi các cổ động viên của MU trên toàn cầu được đắm mình trong vinh quang chiến thắng."Cú Ăn Ba" đã trở thành "Cú Ăn Tư" khi cuối năm đó những chàng trai của Sir Alex Ferguson đến Tokyo để tranh cúp Liên lục địa truyền thống. Bàn thắng của Keane trước Palmeiras của Brazil đã mang lại danh hiệu câu lạc bộ vô địch thế giới cho MU. Đến cuối thiên niên kỷ này, câu lạc bộ lớn nhất thế giới đã chính thức trở thành câu lạc bộ xuất sắc nhất của thế giới!

2000-nay...


Manchester United đã bắt đầu một thập kỷ, một thế kỷ và một thiên niên kỷ mới trong phong cách tiên phong điển hình. Họ bước vào một cuộc tranh tài lần đầu tiên được FIFA tổ chức - Giải vô địch thế giới các câu lạc bộ của FIFA tại Brazil – nhưng với cái giá phải trả là không thể tham dự FA Cup mà họ là đương kim vô địch.United đoạt vô địch giải Ngoại hạng các năm 2000, 01 nhưng báo giới cho rằng những mùa giải này là thất bại vì đã thi đấu không thành công tại Champions League. Ferguson sử dụng lối chơi thiên về phòng thủ nhiều hơn khiến United khó bị đánh bại tại châu Âu nhưng điều đó đã không thành công, United kết thúc mùa giải 2002 ở vị trí thứ 3. Họ giành lại chức vô địch ở mùa giải 2002-03, nhưng phong độ đi xuống khi Rio F nhận án treo giò 8 tháng vì bỏ lỡ một buổi kiểm tra doping. Họ chỉ vô địch F.A. Cup năm 2004, tuy nhiên đã loại Arsenal (vô địch giải Ngoại hạng Anh mùa này) trên đường đến trận chung kết. Mùa giải 2004-05 United tiếp tục thi đấu không thành công vì khả năng ghi bàn kém cỏi, và United kết thúc mùa giải trắng tay và chỉ về thứ 3 ở giải Ngoại hạng. Lúc này ngay cả một phần thưởng an ủi là F.A. Cup cũng tránh né họ - mặc dù chơi hay hơn Arsenal trong trận chung kết nhưng United bị thua sau loạt penalty. Cuối mùa giải đó Malcolm Glazer mua lại câu lạc bộ và biến nó thành tài sản riêng của mình.United mở đầu mùa giải 2005-06 không suông sẻ, với việc đội trưởng Keano rời câu lạc bộ sau khi chỉ trích công khai đồng đội, và sau khi thi đấu tệ hại ở vòng bảng, lần đầu tiên sau hơn 10 năm họ không được dự vòng đấu loại trực tiếp UEFA Champion's League... Mùa 2005/2006, họ vượt mặt Chelsea để đăng quang ở EPL nhưng cũng thua chính Chels ở CK FA Cup, rồi thua Milan (đội sau đó vô địch) ở BK UCL
Mùa bóng năm nay 2010 - 2011 Manchester United đã viết lên lịch sử mới cho bóng đá Anh khi trở thành đội bóng giàu thành tích nhất nước Anh với 19 lần vô địch, hơn CLB Liverpool 1 lần
1306834106_bong-da-Rooney.jpg


1306833839-bong-da-MU.jpg

 

Gấu Lạnh Lùng

<img src="images/luatinh.gif"><br><b><font color="
50 sự kiện làm nên Lịch Sử Manchester United


1 - Sir Matt Busby lên nắm quyền, 1945

Manchester United chỉ là một CLB bậc trung khi Sir Matt Busby đảm nhiệm chiếc ghế HLV trưởng sau khi Thế Chiến thứ 2 kết thúc. Sir Matt Busby là người có công lớn nhất trong công cuộc đưa Manchester Utd lên tầm cỡ thế giới, một trong những CLB lớn nhất châu Âu, xây dựng 3 thế hệ cầu thủ vĩ đại cho CLB, và là người đặt nền móng cho triết lý bóng đá tấn công đã trở thành đặc trưng của Manchester United.


2 - Thảm kịch máy bay rơi Munich, 1958

_41242421_munich203.jpg

8 thành viên chủ chốt của Manchester United thiệt mạng sau khi thảm họa xảy đến với chiếc máy bay chở toàn đội trở về từ Belgrade, dừng ở Munich tiếp nhiên liệu. Sự mất mát to lớn này dấy lên sự cảm thông của thế giới bóng đá, và cũng là điểm khởi đầu cho những dự đoán về những thành tích mà đội bóng sẽ đạt được nếu thảm họa không bao giờ xảy ra.


3 - Triều đại Sir Alex Ferguson bắt đầu, 1986


Một HLV mới chỉ giành một số thành công nhất định tại Scotland được bổ nhiệm chiếc ghế "nóng" tại sân Old Trafford, rất nhiều hoài nghi được dấy lên. Với tác phong "bàn tay sắt", Sir Ferguson tống khứ toàn bộ các thành phần vô kỷ luật, lê la ở quán rượu nhiều hơn sân tập, tái gây dựng hệ thống đào tạo trẻ, và đặc biệt là tuyên bố thẳng thừng "sẽ đá văng Liverpool khỏi ngôi thống trị". Mất 4 năm, triều đại Ferguson mới đi vào guồng quay vinh quang, và khi nó đã khởi động, gần như không có đối thủ nào chặn lại được.

4 - 100 giây thần thoại trên sân Nou Camp, 1999

Không ai ngờ Manchester United có thể lội ngược dòng một cách bất ngờ và kịch tính đến thế. Hai quả phạt góc của David Beckham cách nhau 100 giây đã đảo ngược mọi cố gắng của Bayern Munich trong suốt 90 phút trước đó. Số phận dường như đứng về phía Manchester Utd trong đêm lịch sử đó, khi Manchester Utd giương cao chiếc Cup châu Âu sau 31 năm chờ đợi, hoàn thành trọn bộ Cú ăn ba vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá châu Âu.


5 - Đăng quang tại đấu trường châu Âu, 1968

10 năm sau thảm kịch rơi máy bay tại Munich đã cướp đi gần như toàn bộ thế hệ đầy tiềm năng, vốn được cho là sẽ thống trị cả châu Âu trong nhiều năm, Sir Matt Busby đã xây dựng lại một đội bóng mới, đánh bại Benfica trong trận chung kết đầy cảm xúc trên sân Wembley.


6 - Sir Bobby Charlton ra mắt thế giới bóng đá, 1956

Có lẽ là cầu thủ nổi tiếng nhất mọi thời đại của bóng đá Anh, Sir Bobby Charlton gắn trọn 17 năm sự nghiệp của mình với màu áo đỏ. Là nạn nhân sống sót sau thảm họa Munich, ông là người góp phần quan trọng giúp Sir Busby gây dựng lại một Manchester United quằn quại sau thảm kịch trở thành "ông vua" của bóng đá châu Âu 10 năm sau đó.

7 - Cú đánh đầu của Bruce, 1993

Man Utd bị Sheffield Wednesday dẫn trước ngay trên sân nhà trong suốt cả trận đấu, nhưng cú đúp của trung vệ kỳ cựu Steve Bruce, đặc biệt là pha đánh đầu ấn định tỉ số vào những giây cuối của trận đấu, đã đem về chiến thắng chung cuộc cho Man Utd, giúp Quỷ Đỏ vượt qua Aston Villa trên BXH. Hình ảnh trợ lý HLV Brian Kidd ăn mừng chiến thắng sau khi trượt dài trên mặt sân cỏ bằng đầu gối là một trong những khoảnh khắc khó phai nhất của mùa giải đó. 3 tuần sau trận đấu này, Manchester United giành chức vô địch quốc gia đầu tiên sau 26 năm.


8 - Sự ra đời của thế hệ vàng "Class of 92"

Có thể coi đây là lứa cầu thủ tự đào tạo độc nhất vô nhị của bóng đá Anh, với 6 cầu thủ trẻ trưởng thành cùng nhau và cùng tạo dựng tên tuổi với đội bóng đã đào tạo ra mình: Ryan Giggs, Paul Scholes, Gary Neville, David Beckham, Nicky Butt, và Phil Neville. Chứng kiến sự có mặt của dàn tân binh trẻ măng này trước mùa giải 1995-1996, BLV Alan Hansen của đài BBC đã buông câu nhận định bất hủ "Không bao giờ giành được danh hiệu nào với chỉ một lũ trẻ!" ("You'll never win anything with kids!"). Kết thúc mùa giải, Man Utd giành cú đúp!


9 - George Best xuất hiện, 1963

15_1.jpg


Tiền vệ người Bắc Ireland được nhiều người coi là tài năng vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Vương quốc Anh. Ông là một thành viên của Bộ ba thần thánh (the "Holy Trinity"), sánh vai cùng Bobby Charlton và Denis Law, giúp Manchester Utd thống trị bóng đá Anh trong suốt thập kỷ 60.
 

Gấu Lạnh Lùng

<img src="images/luatinh.gif"><br><b><font color="
10 - "Lấy bóng đá đẹp làm kim chỉ nam", 1981

Vụ Jose Mourinho bị Chelsea sa thải cách đây không lâu không phải là trường hợp đầu tiên các nhà cầm quân bị mất việc do không vượt qua được triết lí bóng đá "chiến thắng là trên hết, bất chấp lối đá nghèo nàn và thực dụng". Dave Sexton kết thúc mùa giải 1980-1981 cùng Man Utd với 7 chiến thắng liên tiếp nhưng không giữ được chiếc ghế của mình. Trọng trách được giao cho Ron Atkinson, người luôn miệng hứa sẽ đem lại chất bóng đá đẹp cho Man Utd.


11 - Eric Cantona gia nhập Quỷ Đỏ, 1992


CANTONA_Eric_19960324_GH_L.jpg


Gần như một lời đề nghị vô vọng, Sir Alex Ferguson liên hệ với Leeds United dạm mua Eric Cantona. Không hiểu sao, CLB vùng Yorkshire lập tức đồng ý, và giá chuyển nhượng chỉ là 1 triệu bảng. Ngay sau khi về với Old Trafford, Cantona đã cùng các đồng đội mới đăng quang ngôi vua của bóng đá Anh vào năm đầu tiên giải VĐQG được đổi tên thành giải Ngoại hạng (Premiership). Eric Cantona là linh hồn của Man Utd trong suốt 5 mùa giải tại đây, giành 4 chức vô địch, và có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ các cầu thủ trẻ như Scholes, Giggs hay Beckham.


12 - "Cơn ác mộng" từ bên kia Đại Tây Dương, 2005

CLB giàu lợi nhuận cùng mức nợ zero bỗng trở thành một trong những CLB với mức nợ lớn nhất trong thế giới bóng đá, sau khi tỉ phú người Mỹ Malcolm Glazer và gia đình chiếm quyền sở hữu câu lạc bộ, đồng thời đẩy luôn số nợ mà chính tài phiệt này vay để mua CLB lên vai Manchester United. Một nhóm CĐV Quỷ Đỏ phản ứng dữ dội bằng việc tuyên bố tẩy chay Man Utd đến khi nào Glazer rời United, và thậm chí còn lập ra một đội bóng nghiệp dư, FC United.

13 - Roy Keane gia nhập United, 1993


roy-keane.jpg


Roy Keane đã nói với Blackburn Rovers rằng anh sẽ rời Nottingham Forest để tới khoác áo CLB này, nhưng Manchester Utd đã vào cuộc đúng lúc và thuyết phục tiền vệ người CH Ireland đổi ý. Đội trưởng huyền thoại mang áo số 16 trở thành "trụ thép" của Manchester Utd trong suốt 12 năm gắn bó với sân Old Trafford.


14 - Giành chức vô địch quốc gia, 1952

Trong mùa giải mà thuật ngữ "Busby Babes" lần đầu tiên được phát minh, Manchester United cũng giành được chức vô địch quốc gia lần đầu tiên dưới thời Sir Matt Busby.


15 - Sir Fergie nổi cáu với BBC, 1994

Sau khi chương trình thể thao trên đài BBC phát đi phát lại pha phạm lỗi của Eric Cantona trong chiến thắng trước Norwich City tại FA Cup, Sir Alex Ferguson đã không còn giữ kẽ với kênh truyền thông vốn luôn tỏ ra thiên vị này. Sir Alex đã tố cáo ban biên tập thể thao của BBC đều là fan của Liverpool, và bình luận viên Jimmy Hill là "gã khốn nạn". Câu nói này trở thành dòng tít trên trang nhất khắp mọi báo ngày hôm sau.

16 - Robins giữ Ferguson tại vị, 1990

Sir Alex Ferguson tưởng như đã bị sa thải sau gần 4 năm trắng tay trên cương vị HLV Manchester United, nhưng bàn thắng duy nhất của Mark Robins tại trận vòng 3 FA Cup trước Nottingham Forest năm đó đã "cứu" chiếc ghế của Sir Fergie - Manchester Utd thẳng tiến tới chức vô địch FA Cup năm đó, danh hiệu đầu tay của Sir Fergie cùng Quỷ Đỏ.


17 - Mở rộng sân Old Trafford, 2006

Old-Trafford-aerial-shots_203481.jpg


Sức chứa của sân Old Trafford được tăng từ hơn 60.000 chỗ lên tới trên 76.000 chỗ sau khi BLĐ CLB mở rộng khán đài về phía bốn góc. Old Trafford vẫn là sân có sức chứa lớn nhất ở Anh cấp CLB, và nếu tính toàn bộ thì cũng chỉ đứng sau SVĐ quốc gia Wembley.


18 - Xuống hạng, 1974

Bất ngờ bị giáng xuống hạng Hai chỉ vỏn vẹn 6 năm sau khi đăng quang danh hiệu vô địch châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử CLB (năm 1968), Manchester Utd đã ngay lập tức trở lại với giải đấu cao nhất chỉ sau 1 mùa giải - công lớn thuộc về HLV Tommy Docherty và lối đá tấn công đẹp mắt, thu hút lượng khán giả cao nhất tại Anh, bất chấp việc họ chỉ đá ở giải hạng Hai.

19 - Số 10 hoàn hảo, 1956

Manchester Utd vượt qua được rào cản của các thế lực bóng đá Anh để trở thành tiên phong tại đấu trường châu Âu. Trận đấu đầu tiên trên sân nhà của Quỷ Đỏ là trận thắng 10-0 trước Anderlecht của Bỉ.


20 - Old Trafford bị đánh bom, 1939-1945

Manchester Utd buộc phải dùng "tạm" sân Maine Road của City làm sân nhà cho tới năm 1949 sau khi Old Trafford bị hư hại nặng từ Thế Chiến thứ 2. Việc gần như phải xây dựng từ đống gạch vụn gây cho cổ động viên cảm giác phải bắt đầu tất cả mọi thứ lại từ đầu, bởi CLB cũng chưa được tận hưởng hương vị vô địch kể từ năm 1911
 

Gấu Lạnh Lùng

<img src="images/luatinh.gif"><br><b><font color="
21 - Bryan Robson về với Old Trafford, 1981

HLV Ron Atkinson dùng thuật ngữ "vàng nguyên chất" để mô tả về Robson khi ông đưa được tiền vệ trung tâm này về Manchester Utd từ West Brom với giá chuyển nhượng kỷ lục của bóng đá Anh lúc đó là 1,5 triệu bảng. Robson đền ơn Atkinson bằng cách giúp đội bóng liên tục kết thúc ở top 4 trong suốt 5 năm HLV này nắm quyền tại Old Trafford, và được nhớ mãi trong lịch sử Manchester Utd với biệt danh "Captain Marvel".

22 - Busby rời chiếc ghế chỉ đạo, 1969

Gần như một tay Sir Matt Busby xây dựng nên một Manchester United hùng mạnh của thập kỷ 60, đặc biệt là sau thảm họa Munich 1958. Chính vì thế, quyết định nhường vị trí chỉ đạo mà tham gia vào công tác điều hành CLB của vị HLV huyền thoại này bỗng trở thành vật cản lớn đối với người kế nhiệm, HLV Wilf McGuinness. Man Utd đi xuống từ đó.


23 - King Law khoác áo Man Utd, 1962

Sát thủ huyền thoại người Scotland được Sir Matt Busby cứu thoát từ "cơn ác mộng" Torino, rồi đưa ông trở thành Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu năm 1964, cũng như vị trí độc tôn trong danh sách các tiền đạo vĩ đại nhất đã từng khoác áo Manchester United

24 - United "cướp trắng" City, 1906

Manchester City bị buộc phải bán một loạt các cầu thủ chủ chốt sau khi một loạt các thương vụ bất hợp pháp bị đổ bể. Billy Meredith cũng bị buộc phải rời City sau khi bị tố cáo hối lộ 1 cầu thủ Aston Villa về với City. Một cuộc "đấu giá" được tổ chức, tất cả các CLB đều được quyền tham gia để mua số cầu thủ này, nhưng Manchester United đã nhanh chân hơn, bí mật chiêu mộ 4 cầu thủ, trong đó có Meredith, trước sự bất lực của City. Các cầu thủ mới góp phần giúp United giành những danh hiệu đầu tiên: chức VĐQG năm 1908 và 1911, cũng như vô địch FA Cup 1909.

25 - Fergie bất ngờ thay đổi quyết định, 2002

Sir Alex Ferguson đã tuyên bố rằng ông sẽ về hưu ở cuối mùa giải 2001-2002, và điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến kết quả thi đấu của toàn đội ở giai đoạn đầu của mùa bóng. Quyết định tiếp tục gắn bó ở lại với CLB của ông không cứu vãn được mùa giải năm đó, nhưng ông đã giành thêm 2 chức vô địch giải Ngoại hạng nữa vào các năm 2003 và 2007, cũng như xây dựng được một "thế hệ vàng" mới gồm rất nhiều các ngôi sao trẻ.


26 - Man Utd suýt bị xuống hạng Ba, 1934

Chỉ có trận thắng vào lượt đấu cuối cùng trân sân Millwall mới giúp Manchester United tránh bị xuống hạng ba mùa giải đó. Cũng trong thập kỷ buồn này, Man Utd thu hút được rất ít sự chú ý của các CĐV, đơn cử chỉ có chưa đầy 4000 người tới chứng kiến trận đấu giữa Man Utd và Middlesbrough tại Old Trafford năm 1931.


27 - Thất bại tại chung kết FA Cup, 1976

Man Utd lần đầu tiên lọt vào trận chung kết FA Cup năm 1976 sau 13 năm, và dù bất ngờ để thua trước Southampton, vẫn đánh dấu "thói quen" vào tới trận quyết định ở giải đấu này - 5 lần đá chung kết tại Wembley trong 10 năm sau đó.

B]28 - Chuyển giao Ryan Giggs giữa 2 CLB hàng xóm, 1988
[/B]
Ryan Giggs là thành viên của Manchester City khi còn là cậu bé ở tuổi đến trường, nhưng đã quyết định chuyển tới khoác áo Manchester Utd ở tuổi 15. Đây có lẽ là quyết định đúng đắn nhất trong sự nghiệp cầu thủ của anh, bởi cùng Man Utd, anh đã có 19 năm trên đỉnh vinh quang, với 9 danh hiệu VĐQG, vượt qua mọi kỷ lục trong lịch sử bóng đá Anh.


29 - Bản hợp đồng với Nike, 2002

"Gã khổng lồ" trong ngành sản xuất dụng cụ và trang phục bóng đá đã ký bản hợp đồng quảng cáo và tài trợ trị giá tới 300 triệu bảng cho 13 năm (2002-2016), giúp Manchested Utd củng cố vị trí số 1 trong danh sách các CLB giàu nhất nước Anh.

30 - Man Utd "làm mưa làm gió" trên sân Wembley, 1948

Được coi là một trong những trận chúng kết FA Cup vĩ đại nhất, Manchester United hạ Blackpool 4-2 trên sân Wembley - cũng là để tạo ra thương hiệu "bóng đá đẹp" vốn đã gắn liền với cái tên của CLB cho đến thời nay.
 

Gấu Lạnh Lùng

<img src="images/luatinh.gif"><br><b><font color="
31 - Tai nạn chiếc giày bay, 2003


_39133326_becks_eyeg33.jpg


Quá cáu giận vì cho là David Beckham đã chủ quan không kèm người khi Arsenal ghi bàn trong chiến thắng tại FA Cup ngay trên sân Old Trafford, Sir Alex Ferguson đã tung một cú "sút" khiến chiếc giày bay thẳng vào trán Beckham - vết sẹo không thể chữa lành giữa HLV và người học trò vốn đã từng khẳng định coi nhau như cha con. Tai nạn của Sir Alex cũng tượng trưng cho sự thất vọng của ông về "rạp xiếc" hào nhoáng luôn vây quanh David Beckham. Giọt nước tràn ly, David Beckham rời Old Trafford vào cuối mùa giải đó.


32 - Bryan Robson về với Old Trafford, 1981

HLV Ron Atkinson dùng thuật ngữ "vàng nguyên chất" để mô tả về Robson khi ông đưa được tiền vệ trung tâm này về Manchester Utd từ West Brom. Robson đền ơn Atkinson bằng cách giúp đội bóng liên tục kết thúc ở top 4 trong suốt 5 năm HLV này nắm quyền tại Old Trafford.


33 - Kế hoạch thôn tính không thành của BSkyB, 1998

14 năm sau khi tiền nhiệm Robert Maxweel thất bại trong việc chiếm quyền sở hữu Man Utd, Rupert Murdoch thử vận may của mình và gần như đã thành công sau khi chính HĐQT của United khuyến cáo cổ đông chấp nhận lời đề nghị mua cổ phần mà BSkyB đưa ra. Tuy nhiên, Ủy ban quản lý sáp nhập và độc quyền thuộc Bộ Thương mai và Công nghiệp Anh đã không thông qua kế hoạch của BSkyB. Man Utd vẫn nằm dưới quyền sở hữu của các cổ đông.

34 - Sụp đổ bất ngờ, 1992

Sức ép tâm lý cùng với lịch thi đấu dày đặc đã phá tan giấc mơ giành chức VĐQG lần đầu tiên sau 25 năm của Manchester United. Kết quả kém cỏi giai đoạn này đều là trước các đội bóng yếu: Thua Nottingham Forest ngay trên sân nhà, tiếp tục trắng tay trước West Ham sân khách và chỉ giành 1 điểm trên sân Luton Town - tất cả xảy đến với Man Utd trong vòng 5 ngày! Leeds United dễ dàng đăng quang sau khi Manchester Utd bất ngờ sụp đổ ở chặng đua cuối.

35 - Võ đài Kung-fu, 1995

Eric_Cantona_183290g.jpg


Eric Cantona luôn có cách xử lý riêng của mình trong mọi tình huống. Khi một CĐV của Crystal Palace buông lời lăng mạ anh sau khi đội trưởng huyền thoại được thay ra trên sân Selhurst Park, Cantona không ngần ngại tung cước thẳng vào ngực thủ phạm. Hậu quả là án cấm thi đấu kéo dài tới 8 tháng cho anh, cũng như CĐV của Quỷ Đỏ đưa anh lên một tầm ngưỡng mộ mới.

36 - Lội ngược dòng tại Anfield, 1988

"Đại kình địch" Liverpool vẫn là thế lực thống trị bóng đá Anh trong suốt thập kỷ 80, nhưng Man Utd chưa bao giờ tỏ ra lép vế trong những trận thư hùng trực tiếp giữa 2 đội. Trên sân Anfield, khi bị dẫn 1-3, chỉ còn 10 người, Man Utd vẫn làm nên cú ngược dòng kỳ diệu với trận hòa 3-3, giữ vững thành tích chỉ thua 1 trong 17 lần làm khách trước đội bóng áo đỏ vùng Merseyside. Gordon Strachan ăn mừng bàn thắng gỡ hòa bằng động tác hút xì gà rất đặc trưng.

37 - "Ma thuật" với đôi chân của Giggs, 1999

Trận bán kết đá lại thuộc khuôn khổ FA Cup mùa giải 1998-1999, sau khi Roy Keane bị truất quyền thi đấu, Manchester United chỉ còn 10 người chống cự với Arsenal ở những phút cuối của hiệp phụ thứ 2. Ryan Giggs cắt đường chuyền ngang ngớ ngẩn của Patrick Vieira trước khi độc diễn một pha solo từ vạch giữa sân, vượt qua cả hàng phòng ngự Arsenal trước khi "nã bom" vào góc cao khung thành David Seaman - bàn thắng vàng đưa United vào chung kế

38 - Docherty ngoại tình, 1977

Báo chí Anh làm rùm beng lên sau khi một nguồn tin cho biết HLV đương nhiệm Tommy Docherty đang có quan hệ ngầm với Mary Brown, vợ của bác sĩ Laurie Brown. Man Utd không còn cách nào khác ngoài việc sa thải HLV này.


39 - Hạ nhục Barcelona, 1984

Trong khuôn khổ vòng tứ kết giải Vô địch các CLB giành Cup quốc gia (gọi nôm na là Cup C2), sau khi đã để thua 0-2 trên sân Nou Camp, Manchester United đã hạ gục Barcelona của Diego Maradona tới 3-0 tại Old Trafford, với 2 bàn thắng của Bryan Robson và 1 bàn của Frank Stapleton.
 

Gấu Lạnh Lùng

<img src="images/luatinh.gif"><br><b><font color="
40 - Đương kim vô địch FA Cup không tham dự cuộc chơi, 2000

Được FA bật đèn xanh, Manchester United trở thành đại diện của bóng đá Anh và châu Âu tới tham dự giải Vô địch các CLB thế giới lần đầu tiên, được tổ chức tại Brazil, với tư cách ĐKVĐ Champions League. Cũng vì lẽ đó, Man Utd buộc phải rút lui khỏi FA Cup mùa giải 1999-2000 với tư cách ĐKVĐ. Hậu quả là CLB phải nhận rất nhiều lời chỉ trích từ báo giới do "thiếu tôn trọng giải đấu cao quý này."


41 - Chấn thương của Ray Wood, 1957

Manchester United đang băng băng trên đường trở thành CLB Anh đầu tiên trong thế kỷ 20 giành cú đúp ở giải VĐQG và FA Cup, nhưng cú vào bóng thô bạo của tiền đạo Peter McFarland với thủ thành Ray Wood buộc thủ thành của United phải rời sân trên cáng. Ở vào cái thời mà hình phạt cho lỗi thô bạo và cả sự thay đổi người vẫn chưa được áp dụng, Man United buộc phải đá 10 người chọi 11 (thay vì 11 đấu 10), và phơi áo 1-2.


42 - Manchester United suýt rơi vào tay Michael Knighton, 1989

_42534813_knighton203.jpg

Michael Knighton đưa ra lời đề nghị mua lại quyền sở hữu Manchester United với giá 20 triệu bảng, kỷ lục của bóng đá Anh thời bấy giờ, và chủ tịch đương thời Martin Edwards đã đồng ý. Nhưng cuối cùng thương vụ đổ bể đúng ngày khai mạc mùa giải 1989-1990, với nhiều khẳng định cho rằng Knighton không tim được nguồn tài chính dồi dào như ông ta

43 - Chiêu mộ Wayne Rooney, 2004

rooney111.jpg


Wayne Rooney là cái tên được nhắc đến nhiều nhất ở Anh kể từ khi anh tạo dựng tên tuổi của mình tại Everton, và Man Utd đã chứng tỏ sức mạnh tài chính bằng việc dốc hầu bao tới gần 29 triệu bảng để đưa tài năng đầy triển vọng này về với sân Old Trafford.


44 - MUTV ra mắt giới hâm mộ, 1998

Để khẳng định và củng cố khát vọng làm chủ mặt kinh doanh của bóng đá, Manchester United cho ra đời kênh truyền hình riêng của mình. Phải đến 3 năm sau, một CLB khác của Anh mới làm được điều tương tự (Chelsea).


45 - Bàn thắng quyết định của Whiteside, 1985

Norman Whiteside đã chứng tỏ mình là cầu thủ của những trận đấu lớn sau khi lập công ở chung kết FA Cup và League Cup năm 1983. Ở trận chung kết FA Cup năm 1985, cú dứt điểm cầu âu đẹp mắt ở những phút bù giờ của Big Norm (biệt danh của Whiteside) đã ấn định tỉ số 1-0, đem về cho United chiếc Cup lâu đời, danh hiệu hiếm hoi dưới thời HLV Ron Atkinson.
46 - Scandal mang tên Louis Edwards, 1980

Kênh truyền hình Granada Television tố cáo chủ tịch CLB Man Utd thời đó, Louis Edwards, với tội hối lộ gia đình các cầu thủ nhí ở độ tuổi đến trường nhằm chiêu mộ tài năng trẻ. Khi cảnh sát và các cơ quan có thẩm quyền bắt tay vào điều tra, Edwards đột ngột qua đời do suy tim. Những lời cáo buộc cũng theo đó trôi vào quên lãng.


47 - "Sân nhà" bị dời đến Plymouth, 1977

Vấn nạn hooligan ám ảnh United trong suốt thập kỷ 70, và đỉnh điểm là hình phạt dành cho CLB là lệnh cấm thi đấu trên sân nhà trên đấu trường châu Âu sau khi các CĐV Man Utd làm loạn tại trận lượt đi trên sân St. Etienne. Trận lượt về United bị buộc phải đá trên sân Home Park của Plymouth, cách Manchester 200 km, nhưng Quỷ Đỏ vẫn giành chiến thắng 2-0.


48 - Scandal dàn xếp tỉ số, 1915


Khi mà Manchester United còn đang ngấp nghé bờ vực xuống hạng, 3 cầu thủ của Quỷ Đỏ đã cùng với 4 cầu thủ Liverpool khác lên kế hoạch dàn xếp tỉ số. Sự việc vỡ lở, tất cả đều bị treo giò suốt đời.

49 - Phơi áo trước Barcelona, 1994

Ước mơ chinh phục danh hiệu cao quý trên đấu trường châu Âu bị vùi dập bởi đội quân hùng mạnh xứ Catalan gồm những Romario, Stoichkov cùng đồng đội. Man Utd bị ảnh hưởng nặng nề vì quy định hạn chế cầu thủ ngoại quốc - rất nhiều gương mặt chủ chốt đến từ Ireland, Scotland hay Wales đều không được tham gia.


50 - Tham gia thị trường chứng khoán, 1991

Man Utd không phải là CLB bóng đá đầu tiên phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán London, nhưng đây là bước đi then chốt đưa Man Utd trở thành CLB giàu nhất đảo quốc sương mù.
 

Gấu Lạnh Lùng

<img src="images/luatinh.gif"><br><b><font color="
Các đời HLV của Manchester United

1. Ernest Mangnall ( 1903-1912):

1-2.jpg

Người đưa MU đến danh hiệu vô địch đầu tiên năm 1908, ông cũng có ảnh hưởng trong việc xây dựng sân Old Trafford. Khi ông lãnh trách nhiệm là thư ký 1903, MU đang vật lộn ở giải hạng 2, nhưng ông đã đưa MU đi lên với đội hình được xây dựng xung quanh Billy Meredith và Charlie Roberts. Các chiến thắng ở giải vô địch và cúp FA đến rất nhanh.

Thành tích:

Vô địch Anh: 1908, 1911.

FA Cup: 1909.

Charity Shield: 1908, 1911.



2. John Robson ( 1914-1921):


2-2.jpg

Hai năm sau khi Ernest Mangnall thôi việc, Robson được chỉ định làm huấn luyện viên chính thức của MU, chịu trách nhiệm đến công việc của đội bóng. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ảnh hưởng nghiêm trọng tới bóng đá, nhưng MU của Robson vẫn trụ vững ở giải hạng nhất mặc dù họ không giành được thành tích nào. MU bị xuống hạng năm 1922, 7 tháng sau khi Robson ra đi vì lý do sức khỏe.

Thành tích: Không



3. John Chapman ( 1921-1926):

Chapman được bổ nhiệm làm thư ký/ huấn luyện viên khi MU đang ở giải hạng hai. Mất ba năm, ông mới đưa được MU trở lại giải đấu cao nhất. MU bắt đầu thi đấu rất tốt, thậm chí đã lọt vào bán kết FA cup. Nhưng mùa bóng 1926/1927, liên đoàn bóng đá Anh (FA) đình chỉ Chapman vì lỗi cư xử, nguyên nhân thật không bao giờ được tiết lộ.

Thành tích: Không.



4. Clarence Hilditch ( 1926-1927):

4-2.jpg

Là huấn luyện viên kiêm cầu thủ đầu tiên của MU, Hilditch lấp chỗ trống do Chapman để lại. Thời gian làm huấn luyện viên của Hilditch rất ngắn và khi MU ký hợp đồng với Herbert Bamlett, ông trở lại với cương vị cầu thủ đến năm 1932.

Thành tích: Không



5. Herbert Bamlett ( 1927-1931):

5-1.jpg

Nguyên là một trọng tài, lãnh trách nhiệm sau Chapman vào năm 1927. Thời gian nắm quyền của ông tại Old Trafford đánh dấu một giai đoạn MU thực sự là một đội trung bình. Dưới thời Bamlett, câu lạc bộ không bao giờ vượt quá thành tích xếp thứ 12 ở giải hạng nhất và bị xuống hạng mùa bóng 1930/31. Hamlett bị sa thải.

Thành tích : Không



6. Walter Crickmer ( 1931-1932, 1937-1945):

6-1.jpg

Mặc dù chưa bao giờ thực sự là huấn luyện viên, Walter lãnh trách nhiệm chỉ đạo đội bóng hai lần trong sự nghiệp 38 năm làm thư ký của ông. Lần thứ nhất ông lãnh trách nhiệm khi Bamlett ra đi và lần thứ hai từ năm 1937 đến cuối thế chiến thứ hai. Crichmer chết năm 1958 trong tai nạn Munich.

Thành tích : Không
7. Scott Duncan ( 1932-1937):

6-1.jpg

Nhận trách nhiệm trong quãng thời gian chuyển tiếp của Walter Crickmer, ông được chủ tịch James Gibson cho toàn quyền trong việc mua các cầu thủ mới.Thật không may, số tiền lớn mà Duncan chi ra không giúp MU trở lại giải hạng nhất. Thực tế, năm 1934, họ đứng thứ 20, chỉ cách nhóm xuống hạng có một điểm.

Thành tích : Không



8. Sir Matt Busby: ( 1945-1969, 1970-1971):


Người huấn luyện viên được yêu thích nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Đó là Busby, người đã tạo ra một MU sự nổi tiếng của MU bằng việc tạo ra những đội hình lớn của MU vào năm 1948, giữa những năm 50 và 60. Người tạo ra đội hình đoạt cúp C1 năm 1968. Khi Busby tiếp nhận MU, đội bóng không có sân nhà, Old Trafford bị bom Đức oanh tạc. Và khi ông ra đi, MU trở thành đội bóng Anh đầu tiên đoạt cúp châu Âu.

Thành tích:

Vô địch Anh: 1952, 1956, 1957, 1965, 1967.

FA Cup: 1948, 1963.

Cúp châu Âu (C1): 1968.



9. Jimmy Murphy, Tháng 2 - Tháng 8/1958

7.jpg

Jimmy Murphy gặp Matt Busby tại Italia, nơi ông làm việc. Tại đây, Sir Busby đã đề nghị ông công việc huấn luyện tại United vào năm 1945. Là 1 HLV tài năng, từ khi tới United Murphy luôn là cánh tay phải đắc lực của Sir Matt Busby và trở thành trợ lý HLV vào năm 1955.

Trong chuyến đi định mệnh tới Belgrade năm 1958, Murphy đã không thể đi cùng bởi còn phải thực hiện nghĩa vụ quốc gia dẫn dắt đội tuyển xứ Wales thi đấu vòng đấu loại World Cup tại Cardiff. Sau khi thảm họa ở Munich xảy ra, ông thay Sir Busby dẫn dắt Quỷ đỏ. Ông đã đưa United tới trận CK FA năm 1958, nhưng bị đánh bại bởi Bolton Wanderers. Vào tháng 8 năm đó, khi Sir Matt Busby bình phục chấn thương về thể xác lẫn tinh thần, Murphy đã trao lại chức huấn luyện viên.

Thành tích: Không



10. Wilf McGuiness (1969-1970):

8.jpg

Là thành viên trong “Những đứa trẻ của Busby”, sự nghiệp cầu thủ của McGuiness rất ngắn do bị chấn thương nghiêm trọng. Ông trở thành một huấn luyện viên của MU sau khi Sir Matt nghỉ hưu, ông có một công việc không đáng ghen tị là thay thế một hình tượng. Không được sự ủng hộ của các cầu thủ, và khi kết quả trở nên kém cỏi, ban lãnh đạo đã thay thế ông.

Thành tích: Không

11. Frank O’Farrell (1971-1972):

9.jpg

MU tin rằng họ có được người họ cần và sau quá trình tìm kiếm lâu dài, MU thuê O’Farrell. Người đàn ông Ailen đã có công việc tại Leicester City. Mặc dù có sự khởi đầu khá tốt đẹp (thắng 18 trong số 20 trận đầu tiên), nhưng cuộc trình diễn của MU vào mùa bóng 1972/1973
rất tệ hại. Khi MU thua Crystal Palace 0-5, O’Farrell bị sa thải.

Thành tích: Không
12. Tommy Docherty ( 1972-1977):

10-1.jpg

Tommy Docherty mang đến sân Old Trafford một luồng gió mới. Mặc dù MU bị xuống hạng hai năm 1794, nhưng Doccherty ( biệt danh : The Doc) đã sớm đưa MU trở lại. Họ trình diễn một thứ bóng đá cởi mở nhất vào những năm 70. MU đoạt cup FA và với một số cầu thủ tốt, họ hy vọng kết thúc mùa bóng 1977 với chức vô địch. Nhưng thật không may, sự dính líu của Docherty với vợ của một huấn luyện viên thể lực của CLB đã khiến ông bị sa thải.

Thành tích: FA Cup 1977

13. Dave Sexton (1977-1981):

11-1.jpg

MU thận trọng sau thời gian của The Doc, thuê người đàn ông nhỏ nhẹ Dave Sexton từ Chelsea. Là một nhà chiến thuận lớn, Sexton đưa MU đến trận chung kết FA năm 1979, nhưng để thua trước Arsenal. Đứng thứ nhì sau Liverpool ở giải vô địch. Nhưng chấn thương của các trụ cột ở mùa sau đã làm thành tích đi xuống. Và khi những người ủng hộ quay ra chống lại ông, ban lãnh đạo đã sa thải Sexton

Thành tích: Không

14. Ron Atkinson: (1981-1986):

12-1.jpg

Ron Atkinson xuất hiện như một nhà quả lý hoàn hảo của những con quỷ đỏ. Hơn nữa, Ron Atkinson làm cho sân Old Trafford trở nên nhộn nhịp với những bản hợp đồng lớn. Ông phá kỷ lục ở Anh với bản hợp đồng của Bryan Robson. MU đoạt cúp FA năm 1983 và 1985. Nhưng không may, danh hiệu vô địch vẫn lảnh tránh họ. Thậm chí khi đội bóng thắng 10 trận đầu tiên của mùa 1985/1986, họ vẫn chỉ về thứ 4. Và khi MU rơi xuống nửa cuối bảng xếp hạng ở mùa bóng sau, ông bị sa thải.

Thành tích: FA Cup (1983,1985)

15. Sir Alex Ferguson (1986- ):

13.jpg

Huấn luyện viên thành công nhất trong lịch sử bóng đá Anh, rất nhiều người quên rằng Ferguson đã rất thành công trên quê hương Scotland của ông trước khi ngồi vào vị trí nóng bỏng tại Old Trafford. Không giành được gì trong 5 năm đầu tiên, Ferguson được cứu thoát bởi chiến thắng tại cúp FA năm 1990. Từ đó, MU đoạt tất cả các danh hiệu, bao gồm cả cup C1 châu Âu.

Thành tích:

Danh hiệu vô địch Anh: 1993, 1994, 1996, 1997, 1999, 2000, 2001, 2003, 2007.

FA Cup: 1990, 1994, 1996, 1999, 2004

Cup liên đoàn: 1992, 2006

Cup các đội đoạt cúp (C2): 1991.

Siêu Cup châu Âu: 1991.

Cup Liên lục địa: 1999.

UEFA CL (C1): 1999
Năm 2008: Giành chức VĐQG và UEFA Champions League với dàn cầu thủ tài năng: Ronaldo, Rooney, Tevez, Van de Sar, Vidic…
 

Gấu Lạnh Lùng

<img src="images/luatinh.gif"><br><b><font color="
Những kỉ lục bên lề của Manchester United

-Trận thắng đậm nhất: 10-1 v Wolves, Giải hạng nhất, 15 tháng 10 1892
-Trận thắng đậm nhất ở giải Ngoại hạng Anh: 9-0 Ipswich Town tháng 3 năm 1995
-Trận thắng đậm nhất khi đấu Cúp: 10-0 v Anderlecht, Cúp C1, vòng sơ loại, 26 tháng 9 1956
-Trận thắng trên sân khách đậm nhất: 8-1 v Nottingham Forest tháng 2 năm 1999
-Trận thua đậm nhất: 0-7 v Blackburn Rovers, giải hạng nhất Anh, 10 tháng 4 1926
-Trận thua đậm nhất khi đấu Cúp: 1-7 v Burnley, Cúp FA, vòng 1, 13 tháng 2 1901
-Cầu thủ nhiều lần khoác áo nhất: Ryan Giggs (828 trận)
-Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất: Bobby Charlton (249 bàn)
-Cầu thủ ghi nhiều bàn tại giải vô địch nhất: Bobby Charlton, 199 bàn trong giai đoạn 1956-73
-Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất ở giải vô địch một mùa giải: Dennis Viollet, 32 bàn giải hạng nhất, 1959-60
-Cầu thủ ghi nhiều bàn trong 1 trận nhất: George Best 6 bàn vào lưới Northampton Town, 1970 và Dimitar Berbatov mùa giải năm nay 2001 - 2011 khi MU gặp CLB Blackburn Rover
-Cầu thủ khoác áo đội tuyển quốc gia nhiều nhất: Bobby Charlton, 106 lần khoác áo đội tuyển Anh
-Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất tại giải vô địch: Bobby Charlton, 606 lần 1956-73
-Kỉ lục về số khán giả trên sân nhà tại giải vô địch: Old Trafford 70.504 v Aston Villa, giải hạng nhất, 27 tháng 12 1920
-Kỉ lục về số khán giả trong 1 trận đấu: Maine Road 83.250 v Arsenal, giải hạng nhất, 7 tháng 1 1948
-Kỉ lục về số khán giả đến sân Old Trafford: 76.962, Wolves v Grimsby Town, Cúp FA vòng bán kết, 25 tháng 3 1939
-Chuỗi trận bất bại lâu nhất (trên tất cả các mặt trận): 45 trận từ 24 tháng 12 1998 đến 10 tháng 3 1999
-Số bàn thắng nhiều nhất ghi trong một mùa giải: 103 bàn ở các mùa 1956/57 và 1958/59
-Số điểm đạt được nhiều nhất trong một mùa giải: 92 điểm ở mùa 1993/94
-Cầu thủ ghi bàn nhanh nhất: 15 giây - Ryan Giggs v Southampton, giải vô địch, 6 tháng 2 1999
-Cầu thủ ghi 4 bàn nhanh nhất: 13 phút - Ole Gunnar Solskjær v Nottingham Forest, giải vô địch, 18 tháng 11 1995
 

Gấu Lạnh Lùng

<img src="images/luatinh.gif"><br><b><font color="
List các cầu thủ của Manchester United (Xưa và nay)

List các cầu thủ của Manchester United (Xưa và nay)


1. David De Gea

degea.jpg

Thông tin cá nhân

Tên đầy đủ David de Gea Quintana
Ngày sinh 7 tháng 11, 1990
Nơi sinh Madrid, Tây Ban Nha
Chiều cao 1,92 m (6 ft 3 1⁄2 in)
Vị trí: Thủ môn


Thành tích
+ Vô địch UEFA Europa League 2009–10
+ UEFA Super Cup: 2010
+ Á quân Copa del Rey 2009–10
+ Vô địch UEFA U-17 European 2007
+ Á quân FIFA U-17 World Cup 2007


de-gea-250511_5c763.jpg

De Gea sẽ là người thế chỗ Van Der Saar trong mùa tới

Vượt qua những tên tuổi như Manuel Neuer (Schalke 04), Julio Cesar (Inter Milan) và Maarten Stekelenburg (Ajax), David De Gea đã chinh phục niềm tin tuyệt đối từ Sir Alex Ferguson và ban lãnh đạo Manchester United. Chính vì vậy, mặc dù mùa giải chưa kết thúc, nhưng MU đã sớm xúc tiến vụ thương lượng với Atletico Madrid về bản hợp đồng chuyển nhượng của De Gea.

Ở độ tuổi 20, De Gea đã được coi như một trong những thủ môn người Tây Ban Nha xuất sắc nhất. Anh đã có 50 trận khoác áo Atletico Madrid tại La Liga, cùng với đó là 30 trận đấu ở Copa del Rey và các cúp châu Âu. Chứng kiến màn trình diễn ổn định từ mùa bóng 2009/10 của De Gea, HLV Alex Ferguson đã sớm để mắt tới thủ thành tiềm năng này.

Sir Alex đã cử người sang Tây Ban Nha để theo dõi phong độ và khả năng thi đấu của De Gea. Ngoài ra, HLV thủ môn Eric Steele của Man United còn nhận chỉ thị theo học tiếng Tây Ban Nha hàng tuần để dễ bề giao tiếp với học trò mới. Bản thân thủ thành cao 1m92 người Tây Ban Nha cũng đã chuẩn bị cho cuộc sống ở Manchester, khi anh nhờ người tìm ngôi nhà gần sân tập Carrington.

Tờ Daily Mail vừa khẳng định, MU đã có được sự phục vụ của De Gea trong bản hợp đồng kéo dài 5 năm, trị giá 17,8 triệu bảng. Khoản tiền chuyển nhượng này cao hơn hẳn lời đề nghị trị giá 15 triệu bảng mà Sir Alex đưa ra ban đầu.

Với tuổi đời còn khá trẻ và chiều cao lý tưởng (1m92) để thi đấu ở giải ngoại hạng Anh, De Gea sẽ là sự lựa chọn hợp lý thay thế Van der Sar, sau khi thủ thành người Hà Lan giải nghệ vào cuối mùa. Ở Atletico, các đồng đội vẫn gọi De Gea là Van de Gea, vì anh có thể hình và lối chơi khá giống lão tướng 40 tuổi của MU.

Trước đó, MU đã chiêu mộ thành công thủ thành người Đan Mạch, Anders Lindegaard vào kì chuyển nhượng mùa đông. Anh được coi là "truyền nhân" của Peter Schmeichel tại Old Trafford. Tuy nhiên, thủ môn 27 tuổi này chưa chứng tỏ được giá trị.

Những điều thú vị về De Gea

- Chính thức chia tay Atletico Madrid để cập bến Old Trafford, David De Gea mang trong mình kì vọng to lớn của các Manucians về một sự thay thế xứng đáng cho Edwin Van der Sar. Hãy cùng điểm qua những điều thú vị về tân binh của “Quỷ đỏ” này.

1. Tên đầy đủ của “người gác đền” sinh ngày 7/11/1990 tại Madrid này là David De Gea Quintana. Sở hữu chiều cao lên đến 1m92, dĩ nhiên thủ thành được mệnh danh là “Casillas đệ nhị” này được đánh giá rất cao ở khả năng bắt bóng bổng, một phẩm chất quan trọng để thành công tại nước Anh.

DavidDeGea_41b45.jpg

De Gea đã trở thành “kẻ kế vị” cho Van der Sar ở Old Trafford

2. De Gea là một sản phẩm hoàn hảo của lò đào tạo trẻ tại Vicente Calderon. Gia nhập Rojiblancos từ khi mới chỉ là một cậu bé 10 tuổi nhưng bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ trong màu áo các đội trẻ, De Gea đã nhanh chóng được đôn lên đội một cách đây 2 mùa bóng.
3. Với ngoại hình và phong cách thi đấu có nhiều điểm tương đồng như Edwin Van der Sar, ngôi sao 21 tuổi này thường được các đồng đội ở Atletico Madrid gọi với cái tên thân mật là “Van der Gea”. Giờ đây, ước mơ được đứng trong hàng ngũ “Quỷ đỏ” thành Manchester để thay thế cho thần tượng Van der Sar của De Gea đã trở thành hiện thực.
4. Trận đấu ra mắt của De Gea trong màu áo Atletico đến khi anh chỉ mới 18 tuổi. Đó là trong cuộc chạm trán với Porto ở Champions League khi De Gea được tung vào sân ở phút 26 thay thế cho thủ thành Roberto bị chấn thương. Dù Rojiblancos thúc thủ 0-2 trước “The Dragons” song “măng non” người TBN đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi cho những tình huống cản phá ấn tượng của mình.
5. Không lâu sau đó De Gea đã có cơ hội được bắt chính ngay từ đầu trong khuôn khổ La Liga. Đó là một trận đấu cực kì đáng nhớ của “Casillas đệ nhị” khi anh xuất sắc từ chối một quả penalty cùng hàng loạt tình huống hãm thành nguy hiểm từ đội khách Real Zaragoza để giúp Atletico bảo toàn chiến thắng 2-1.

Degea2_cb0e9.jpg

De Gea đã góp phần không nhỏ trong thành công của Atletico ở mùa giải 2009/2010

6. Mới 21 tuổi song De Gea đã sở hữu đến hai danh hiệu ở cấp độ châu lục, bao gồm Europa League và Siêu cúp châu Âu ở mùa giải 2009/2010. Phong độ ổn định của De Gea đã góp công không nhỏ để đưa Atletico đăng quang ở đấu trường Europa League. Và khi đối đầu với Inter Milan ở trận tranh Siêu cúp, thủ thành tài năng này lại cản phá thành công quả 11 mét từ chân “sát thủ” Diego Milito để giúp Rojoblancos vượt qua các nhà ĐKVĐ Champions League khi đó.
7. Danh hiệu đầu tiên mà De Gea giành được trong sự nghiệp là ngôi vương ở giải vô địch châu Âu dành cho lứa tuổi U17 khi TBN đả bại ĐT Anh trong trận chung kết. Tiếc cho De Gea khi cùng năm đó, lứa trẻ của La Furia Roja gục ngã trên chấm 11 mét trước Nigeria dù đã tiến vào trận đấu cuối cùng của giải vô địch U17 thế giới.
8. Cựu HLV của Atletico đồng thời cũng từng là một”người gác đền” ở Vicente Calderon đã nói về De Gea: “Cậu ấy có đầy đủ phẩm chất để trở thành một thủ thành xuất sắc. Sự bình tĩnh mà cậu ấy thể hiện trong những trận đấu lớn chứng tỏ một cá tính rất mạnh ở De Gea”.

Sir_87275.jpg

Sir Alex đã săn đuổi De Gea từ lâu

9. Dù không lọt vào danh sách 23 cầu thủ đến Nam Phi để dự VCK World Cup 2010 song De Gea cũng có quyền tự hào khi trước đó, anh là 1 trong 30 ngôi sao được Vicente del Bosque gọi tập trung lên tuyển. Tuy nhiên, cuối cùng thì “ngài râu kẽm” đã đặt niềm tin vào ba thủ thành kinh nghiệm hơn là Iker Casillas, Pepe Reina và Victor Valdes.
10. Không phải đợi đến mùa hè này mà thực ra từ trước đó, De Gea đã được Sir Alex nhắm đến như là “kẻ kế vị” cho Van der Sar ở “nhà hát của những giấc mơ”. Fergie đã từng giao quyền chỉ đạo MU cho trợ lí Mike Phelan để sang xứ bò tót trực tiếp theo dõi “giò cẳng” của “Casillas đệ nhị” khi Atletico Madrid đối đầu với Valencia.


---------- Post added at 06:37 PM ---------- Previous post was at 06:32 PM ----------

18. Ashley Young

bongda_24h_377309dc9c85469b300f387e3860eac91301698257-bong-da-young-1.jpg.jpg

Tên đầy đủ: Ashley Simon Young

Ngày sinh: 09/07/1985

Nơi sinh: Stevenage, Anh

Chiều cao: 1,75m

Vị trí: Tiền vệ cánh, tiền đạo lùi

Sinh ra và lớn lên ở Hertfordshire, Young bắt đầu sự nghiệp của mình tại Watford từ năm 2003. Tại đây dưới sự nhào nặn của HLV Ray Lewington, Young đã bắt đầu bộc lộ những phẩm chất của một tiền vệ hàng đầu, trở thành một trong những nhân tố quan trọng tạo nên thành công của đội bóng. Không quá bất ngờ khi Young lọt vào tầm ngắm của những câu lạc bộ tên tuổi tại Premier League, tháng 1 năm 2007 tiền vệ này chuyển đến thi đấu cho Astion Villa với mức giá gần 10 triệu bảng. Kể từ đó đến hết mùa bóng 2011, Ashley Young thi đấu nổi bật trong màu áo đội bóng chủ sân Villa Park, 15 lần được khoác áo đội tuyển quốc gia Anh và có 2 bàn thắng cho riêng mình.

1. Watford

Mặc dù đã bị chuyển đi khỏi học viện đào tạo của Watford sau khi không chứng tỏ được bản thân, nhưng với sự nỗ lực hoàn thiện mình, cuối cùng anh cũng đã được câu lạc bộ trọng dụng.18 tuổi, anh được Ray Lewington gọi vào đội hình I như là một sự thay thế đối với Millwall vào thời điểm đó. Ngay ở mùa giải đầu tiên, Young đã ghi được 3 bàn thắng, trong đó bàn thắng đầu tiên mà anh có được là tại League Cup.

Mùa bóng 2004/2005 đánh dấu sự khởi sắc của tiền vệ trẻ người Anh khi đóng góp công sức không nhỏ giúp đội bóng của anh tồn tại tại Championship và được các đồng đội cũng như ban lãnh đạo bình chọn là cầu thủ trẻ xuất sắc nhất mùa giải.

Mùa bóng 2005/06, Young được gia hạn hợp đồng với độ bóng. Cũng ngay mùa giải đó, anh đã có 15 bàn thắng trong 41 trận đấu, trong đó có một bàn thắng vô cùng quan trọng vào lưới Crystal Palace, giúp Watford vào chơi trận play-off với Leeds United, để rồi đội bóng của anh giành chiến thắng 3-0, đặt chân lên giải đấu cao nhất vuơng quốc Anh. Mùa giải ngay sau đó, khi đã có nửa mùa giải thi đấu khá tốt, các tuyển trạch gia liên tục tìm đến anh. Young từ chối 4 câu lạc bộ trước khi đồng ý gia nhập Aston Villa với mức giá 9.75 triệu bảng.

2. Aston Villa

Chuyển đến đội bóng chủ sân Villa Park từ 23/01/2007, Young đã có quãng thời gian tuyệt vời tại đây. Ngay trong mùa giải đầu tiên chuyển đến, tiền vệ này đã hòa nhập khá nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian để khẳng định bản thân trong mắt Martin O'Neill và người hâm mộ. Cũng chính những tiến bộ cùng phong độ ổn định, Young đã lần đầu tiên được triệu tập vào đội tuyển quốc gia.


Kết thúc mùa bóng 2007/2008, Young trở thành cầu thủ kiến tạo nhiều thứ hai tại Premier League (sau Cesc Fàbregas) và lọt vào đội hình của năm. Anh cùng với thủ thành David James của Portsmouth là hai cái tên duy nhất không nằm trong nhóm 'big four' lọt vào danh sách này. Sở hữu lối đá tốc độ, thông minh, Young trở thành một cầu thủ đáng sợ đối với bất kỳ hậu vệ nào khi phải đối mặt với anh. Với những gì thể hiện tại đây, Young đã được ban lãnh đạo đội bóng đề nghị một bản hợp đồng mới có thời hạn 4 năm cho đến năm 2012.

Đạt được không ít thành công tại Aston Villa nhưng dường như Villa Park vẫn không là nơi đủ tầm để Ashley Young vùng vẫy. Bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời cầu thủ này có lẽ là được chơi cho một trong những câu lạc bộ hàng đầu thế giới hiện nay - Manchester United..

3. Manchester United..

Sau một mùa giải thi đấu khá tốt nhưng dường như Sir Alex cũng nhận ra rằng đội hình của mình vẫn còn quá yếu nếu muốn tiến xa hơn nữa. Để tăng một phần sức mạnh trên hàng công cũng như tuyến giữa, Ashley Young là cái tên được Sir ngắm tới.

Với ước mơ được thể hiện tài năng của mình ở những câu lạc bộ lớn và những đấu trường khắc nghiệt như Champions League, Young đã nhanh chóng chấp nhận lời đề nghị từ phía đội bóng thành Manchester. Anh được coi là sự thay thế hoàn hảo cho vị trí tiền vệ cánh trái mà Ryan Giggs để lại.

Bản hợp đồng giữa Young và Manchester United có thời hạn 5 năm, dù cho mức phí chuyển nhượng không được tiết lộ nhưng vào khoảng 20 triệu bảng. Sau khi trả qua cuộc kiểm tra y tế tại bệnh viện Bridgewater, Ashley Young đã chính thức là người của Manchester United.

4. Đời sống cá nhân

Young được sinh ra tại Stevenage, Hertfordshire với người cha được sinh ra tại Jamaicanm, mẹ là người Anh. Young có một người anh trai và cả hai đều đầu quân cho tuyển trẻ Watford.

Cha của Young là fan của Tottenham trong khi 2 anh em anh đều hâm mộ những pháo tủ thành London.

Những thành tích nổi bật:

- 2004-2005: Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất mùa giải (Watford)

- 2005-2006: Lọt vào đội hình của năm tại Championship.

- 5,9,12/2008: Cầu thủ xuất sắc nhất tháng.(Player of the Month)

- 2008-09: Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm tại Premier League. (Player of the Year)

-2007-08, 2008-09: Lọt vào đội hình của năm tại Premier League.


article-2025684-0D56827100000578-386_308x221.jpg



---------- Post added at 06:45 PM ---------- Previous post was at 06:37 PM ----------

8. Anderson Luis de Abreu Oliveira

app_full_proxy.php

Một chút thông tin về Anderson:
Tên đầy đủ: Anderson Luis de Abreu Oliveira
Ngày sinh: 13 tháng 4 năm 1988
Nơi sinh: Porto Alegre - Rio Grande do Sul - Brazil
Quốc tịch: Brazillian
Hộ chiếu EU: ko có
Cao: 176cm
Nặng: 69kg
Vị trí: Tiền vệ công
Số áo: 8
Các CLB đã qua:
2003->2005: Gremio (5 trận/ghi 1 bàn)
2005->2007: Porto (21 trận/ ghi 3 bàn)
2007->? : M.U

Thành tích: Đôi giầy vàng ở VCK U-17 TG (năm 2005)

Được xem như là một Ronaldinho mới, tài năng trẻ người Brazil Anderson đã hoàn tất vụ chuyển nhượng đến sân Old Trafford vào tháng Bảy năm 2007.

Có những sự tương đồng rất lớn giữa Anderson và siêu sao Ronaldinho, không chỉ là ở vẻ bề ngoài. Cũng giống như phù thuỷ của đội bóng Barcelona, Anderson sở hữu những kĩ năng xuất sắc đến khó tin và những màn trình diễn sắp tới của anh sẽ làm cả giải Ngoại Hạng Anh ngỡ ngàng.

Cả Anderson và Ronaldinho đều bắt đầu sự nghiệp của mình ở CLB Gremio của Brazil. Anderson (tên đầy đủ là Anderson Luis de Abreu Oliveira) đã gia nhập câu lạc bộ Porto Alegre của Brazil từ khi lên năm tuổi.

Anh đã có màn ra mắt cho Gremio năm 2004, mặc dù mới chỉ 16 tuổi nhưng với câu lạc bộ của Brazil này anh đã tạo dựng được tên tuổi ccho mình trên bình diện quốc tế.

Anderson đã toả sáng trong màu áo Brazil tại giải đấu U17 Nam Mỹ năm 2005 và giải vô địch U17 thế giới cũng trong năm này. Anh giành được Quả Bóng Vàng với tư cách là cầu thủ xuất sắc nhất.

Tháng 11 năm 2005, một bàn thắng tuyệt vời của Anderson trong trận đấu Gremio – Nautico đã mang về chiến thắng 1-0 cho Gremio và đưa đội bóng này trở lại ngôi vị dẫn đầu. Chính những màn trình diễn thuyết phục trong màu áo CLB và đội trẻ Brazil đã thuyết phục FC Porto kí hợp đồng với Anderson vào tháng Một năm 2006.

Anderson lại tiếp tục những màn trình diễn ấn tượng và đầy hứa hẹn tại Porto. Anh đã giành được rất nhiều danh hiệu, trong đó có các chức vô địch Bồ Đào Nha hai mùa liên tiếp 2005/06 và 2006/07 mặc dù một chấn thương chấn gãy chân đã từng khiến anh phải vắng mặt khá lâu ở cuối mùa giải trước.

Sir Alex Ferguson và cánh tay phải của ông Carlos Queiroz đã có ấn tượng rất sâu sắc với Anderson và phải giành giật với Barcelona để có được anh. Anderson sẽ cùng cạnh tranh với những người đồng đội là Nani, Ronaldo và Ryan Giggs cho một vị trí chính thức trong đội hình ra quân. Vị trí yêu thích của anh là bên cánh trái, nhưng anh cũng có thể chơi rất tốt ở trung tâm hàng tiền vệ.

Trên bình diện quốc tế, Anderson đã lần đầu tiên được gọi lên đội tuyển quốc gia Brazil để tham dự Copa America trong mùa hè 2007. Anderson chơi không tồi và đã cùng đội tuyển Brazil nâng cao chiếc cúp vô địch Nam Mỹ tại giải đấu này.

Anderson cũng nhận được rất nhiều lời tán dương, đáng chú ý nhất là những lời khen từ Mario Zagallo, một huyền thoại đã từng vô địch World Cup trên cả cương vị cầu thủ và huấn luyện viên. "Mọi thứ đều cho thấy rằng cậu ấy sẽ trở thành một siêu sao. Thật phi thường, trình độ của cậu ấy là không cần phải bàn cãi."

Nếu Anderson tiếp tục thi đấu đúng với khả năng và làm thoả mãn kỳ vọng của người hâm mộ, các hậu vệ tại giải Ngoại Hạng Anh và châu Âu sẽ thường xuyên gặp phải ác mộng khi đối đầu với chàng cầu thủ có những kỹ năng độc đáo này.

Anderson: "Vũ khúc Samba" ở Old Trafford

Từng thất bại với Kleberson, nhưng Sir Alex vẫn muốn mạo hiểm với "canh bạc" Anderson. Và có vẻ như, niềm tin của ông đã đặt đúng chỗ khi chàng trai người Brazil đang nhảy điệu Samba tưng bừng ở Old Trafford.

Ngày M.U thông báo ký hợp đồng với Anderson, nhiều fan hâm mộ "Quỷ đỏ" không khỏi ngạc nhiên khi nghe đến cái tên vô danh này. Họ bắt đầu lục lọi, tìm kiếm thông tin và cả những video clip về chú nhóc 19 tuổi người Brazil.

Anderson đang dần chứng tỏ mình trong màu áo Quỷ đỏ

Anderson - tên đầy đủ là Anderson Luis de Abreu Oliveira. Khởi nghiệp ở Gremio và được các CĐV ví như là "Ronaldinho mới". Anh từng đoạt danh hiệu "Đôi giầy vàng" ở VCK U-17 TG năm 2005 rồi chuyển đến chơi cho Porto, trước khi được ngài Ferguson rước về Manchester.

Chừng đó thông tin và thành tích là quá ít ỏi đối với một cầu thủ vừa "ngốn" của M.U 17 triệu bảng tiền phí chuyển nhượng. Sau sự khởi đầu không mấy suôn sẻ ở Old Trafford (chấn thương), không ít người tỏ ra hoài nghi và đặt dấu hỏi về một "Kleberson phiên bản 2".

Ấy vậy mà kể từ lúc vào sân thay Vidic trong trận gặp Wigan, tất cả đã phải nhìn Anderson bằng một con mắt khác. Được xếp chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm bên cạnh Scholes, chàng trai trẻ người Brazil bắt đầu phô diễn những phẩm chất latinh thiên bẩm, góp công lớn giúp "Red Devils" thắng như trẻ tre trên mọi mặt trận.

Mạnh dạn cầm bóng, tự tin đột phá, nhưng dấu ấn đậm nét nhất Anderson để lại trong tâm trí fan hâm mộ áo đỏ chính là khả năng kiến tạo miễn chê. Với nhãn quan chiến thuật cùng tài "điều" bóng, giữ nhịp rất tốt, "vũ công" trẻ người Brazil nhanh chóng khẳng định vai trò thủ lĩnh trên hàng tiền vệ áo đỏ.

Sir Ferguson ngạc nhiên, những nhà chuyên môn sửng sốt, còn các CĐV "Quỷ đỏ" có cảm giác "lâng lâng" khi theo dõi quá trình tiến bộ nhanh đến chóng mặt của Anderson. Thế là bao lo âu, hồ nghi đã bị xua tan. Thay vào đó là sự trầm trồ, ngưỡng mộ một ngôi sao mới trên bầu trời Old Trafford.

Dần từng bước chinh phục người hâm mộ, Anderson càng muốn chứng tỏ mình hơn nữa, bởi hiện anh cũng đang là trụ cột chính trong mái ấm gia đình mình.

Câu chuyện thần tiên của cậu bé đam mê trái bóng tròn

Ba mất khi Anderson mới 9 tuổi. Là con trai cả nên cậu chịu nhiều ảnh hưởng từ người mẹ Doralice. Nhờ năng khiếu sớm được phát lộ trên các sân bóng đường phố, Anderson đã được gửi đến ăn tập ở học viện bóng đá từ năm 14 tuổi.

Không hề bỡ ngỡ hay rụt rè, Anderson còn tự tin tuyên bố trước đám bạn cùng trang lứa: "Sẽ có ngày tất cả mọi người phải xem tôi thi đấu trên TV. Nếu thành danh, điều đầu tiên tôi làm là mua cho mẹ một căn nhà rộng rãi với đầy đủ tiện nghi. Tiếp đó sẽ xây dựng một sân bóng nhỏ dành cho các đứa trẻ hàng xóm thoả niềm đam mê túc cầu giáo".

Anderson cũng sớm ý thức được giá trị và khả năng của bản thân. Đơn giản bởi ngay từ năm Anderson mới 11 tuổi, hàng loạt "cò" môi giới hay đại diện cho các CLB đã xếp hàng dài đến gõ cửa căn nhà nhỏ để hỏi thăm về chú bé đang được tâng bốc với biệt danh "Pele mới".

Kể từ đó, nickname của Anderson dần được "update" theo thời gian. Đến giờ, người ta gọi anh là "Ronaldinho mới" và ngay tại mảnh đất quê hương, nhiều nhà chuyên môn không ngần ngại tiên đoán về một tương lai rộng mở cho chàng trai có mái tóc điệu đà như... "gã cướp biển vùng Caribe".

Bước sang tuổi 16, Anderson đã được trao cơ hội thi đấu trong đội hình 1 của Gremio. Tiền tài và danh vọng nhanh chóng ùa đến khiến tiền vệ trẻ này đôi lúc mất phương hướng.

Trong một lần dạo qua căng-tin CLB, HLV trưởng Cuca thấy Anderson đang đắc chí khi 2 tay cầm 2 chiếc điện thoại model đời mới nhất. Anh liền hỏi: "Làm gì mà cậu phải cần đến 2 cái điện thoại khi đang chơi bóng?".

Anderson lập tức đáp lại: "Em sử dụng 2 máy vì trước kia em chẳng có cái nào. Em xứng đáng có nó vì mua bằng tiền do chính mình kiếm được". Câu trả lời đầy bản năng đó làm người thầy cũng phải suy ngẫm.

Ngay trong trận ra mắt Gremio, Anderson đã để lại đấu ấn với một pha sút phạt thành bàn đẳng cấp. Mặc dù vậy, chính những khoảnh khắc loé sáng trong màu áo U-17 Brazil tại VCK U-17 TG đã giúp cậu lọt vào mắt xanh các tuyển trạch viên ở châu Âu.

Cập bến thành phố cảng Porto, Anderson sớm tìm được sự thích nghi và hoà hợp ở môi trường mới. Dù chấn thương đầu gối khiến cậu phải rời xa sân cỏ 5 tháng, nhưng sau khi trở lại đầy thuyết phục, lập tức lời mời hậu hĩnh từ Manchester được gửi đến.

Cuộc đời Anderson đã rẽ sang hướng khác với tương lai sáng lạn đầy hứa hẹn ở Old Trafford. Cậu hiểu được áp lực đang đè nặng lên đôi chân mình, nhưng gạt đi tất cả, thời gian sẽ giúp Anderson ngày càng trưởng thành:

"Tôi không thể đánh đổi kinh nghiệm với bất kỳ thứ gì trên đời này. Cuộc sống luôn vận động và chúng ta cần phải học hỏi không ngừng. Thời gian, sự chuyên cần và cả vốn sống tích luỹ được ở xứ sương mù sẽ giúp tôi vươn tới thành công" - Anderson phát biểu đầy tự tin.

 
Bên trên