Văn Miếu Hưng Yên

Dem_Lanh

<b>Tình♥Mãi♥Xanh♥ </b>
Xahoi6.7b.jpg


Văn miếu Hưng Yên

Với 1210 di tích trong đó có 153 di tích được xếp hạng quốc gia, Hưng Yên là tỉnh đứng thứ 3 trong cả nước về số lượng di tích được xếp hạng quốc gia. Các di tích được xếp hạng bao gồm nhiều loại hình như: đình, đền, chùa, văn miếu... Các di tích cũng được trải đều trên địa bàn các huyện, thị xã cụ thể là: Huyện Ân Thi 14 di tích, huyện Kim Động 22 di tích, huyện Tiên Lữ 14 di tích, Thị xã Hưng Yên 17 di tích, huyện Phù Cừ 7 di tích, huyện Khoái Châu 22 di tích, huyện Mỹ Hào 9 di tích, huyện Yên Mỹ 18 di tích, huyện Văn Giang 14 di tích, huyện Văn Lâm 15 di tích. Các di tích xây dựng chủ yếu vào cuối triều Lê đầu triều Nguyễn. Trong đó xây dựng thời Lý 2 di tích, thời Trần 6 di tích, xây dựng thời Lê 92 di tích, xây dựng thời Nguyễn 53 di tích. Về hiện vật có trên 70 nghìn hiện vật các loại đặc biệt có 8 bệ đá hoa sen, 1 bệ đất nung. Các bệ đá hoa sen là điển hình nghệ thuật điêu khắc ở các thời Lý, Lê, Trần; bệ đất nung là nghệ thuật tiêu biểu tạo hình ở Việt Nam vào thế kỷ XVII.

Phải nói rằng lượng di tích xếp hạng quốc gia của tỉnh Hưng Yên đã khẳng định một giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng quan trọng mà ông cha ta để lại cùng đồng nghĩa với một tiềm năng phong phú; khai thác tiềm năng này là tạo đà cho nền du lịch của tỉnh phát triển. Khai thác tiềm năng phát triển của di tích là phần lớn phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của con người.

Thực tế xã hội đã chứng minh ở mỗi đất nước, mỗi vùng miền khi nền kinh tế phát triển, con người có bát ăn bát để thì phần tâm linh, tín ngưỡng được bộc lộ và phát triển thông qua việc giao lưu qua lại giữa các khu vực, các vùng miền và cả quốc gia với nhau và họ đã đến với các di tích lịch sử thông qua việc tham quan vãng cảnh, tìm hiểu thêm để biết thêm, và cũng cứ sau mỗi lần như vậy họ thấy tâm hồn thanh thản hơn, thoải mái hơn. Khi nền kinh tế càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cao, nhu cầu hưởng thụ về đời sống vật chất không còn là mối lo trong mỗi con người thì nhu cầu hưởng thụ về tinh thần ngày càng một phát triển. Thông qua hệ thống di tích lịch sử văn hóa, để đáp ứng, để theo kịp với sự phát triển không ngừng của xã hội thì cơ sở vật chất của các di tich, con người trông coi bảo vệ di tích phải từng bước thay đổi. Khuôn viên cảnh quan di tích không thể nhếc nhác, không thể không có bàn tay chăm sóc của con người, con người trông giữ di tích cũng cần phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bởi họ không chỉ thuần túy không chỉ là công việc quét dọn và bảo vệ mà họ cần phải biết giới thiệu về tiềm năng giá trị của di tích mà họ đang quản lý nhằm phát huy giá trị của nó.

Nhiều di tích lớn như Đền Ủng ( huyện Ân Thi), cụm di tích Đa Hòa - Dạ Trạch (huyện Khoái Châu), cụm di tích Phố Hiến (Thị xã Hưng Yên), cụm di tích Hải Thượng Lãn Ông ( huyện Yên Mỹ)... hàng năm đều thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến thăm và dâng hương. Nhiều di tích để phát huy tốt tiềm năng và giá trị trong quá trình khai thác, phục vụ tạo đà cho du lịch phát triển cần sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện quy hoạch, mở rộng các di tích này. Việc quy hoạch mở rộng khuôn viên một số di tích trọng điểm trên địa bàn tỉnh như: Đền Ủng ( huyện Ân Thi), Đền Tống Trân ( huyện Phù Cừ), chùa Nôm xã Đại Đồng, Đền Ghềnh - TT Như Quỳnh (huyện Văn Lâm)... là hết sức cần thiết nhằm thực hiện việc tham quan du lịch của khách thập phương trong quá trình thực hiện việc khai thác phát huy tác dụng của di tích.

Mặt khác để đáp ứng, phục vụ nhu cầu khai thác tiềm năng của di tích, công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị đích thực của di tích trong điều kiện xã hội hóa ngày một phát triển rất cần người làm công tác quản lý, bảo vệ khai thác phải có chuyên môn nghiệp vụ. Thực tế đã chứng minh khi người dân càng quan tâm tới việc tu sửa phục hồi di tích nếu không có sự hướng dẫn, chỉ đạo của ngành Văn hóa thông tin thì di tích tu sửa thường bị sai lệch, mất giá trị nguyên gốc của nó là do lòng mong muốn của họ cho di tích được khang trang, tráng lệ, là việc bỏ hết các cấu kiện cũ thay vào đó là các loại mới hoàn toàn kể cả các hoa văn họa tiết có giá trị, họ đưa vào di tích để tu sửa là các loại vật liệu mới nhất, hiện đại nhất kể cả việc ốp vào các bệ thờ những loại vật liệu không cho phép.

Di tích lịch sử là tài sản quốc gia, Nhà nước thống nhất quản lý thông qua các hệ thống văn bản pháp quy, đó là: luật di sản văn hóa. Nghị định của chính phủ và các văn bản pháp quy khác về công tác quản lý, khai thác, bảo vệ, phát huy tác dụng của di tích đến việc trùng tu, tôn tạo phục hồi di tích nhằm phát huy tốt hơn tiềm năng giá trị đích thực của nó phục vụ đời sống tâm linh của con người trong điều kiện môi trường xã hội ngày càng phát triển

Với yêu cầu đó, Ban quản lý di tích và danh thắng Hưng Yên được thành lập như Ban quản lý di tích và danh thắng của các tỉnh bạn.

Theo quyết định của UBND tỉnh, Ban quản lý di tích và danh thắng Hưng Yên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở VHTT tỉnh có chức năng giúp Giám đốc Sở quản lý các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, được UBND tỉnh phân cấp trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, đặc biệt là việc thông tin quảng bá rộng rãi, giới thiệu rộng khắp tới đông đảo cán bộ nhân dân không chỉ trên địa bàn tỉnh Hưng yên mà còn mà còn vươn tới các miền, vùng khác trong và ngoài nước, giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, biết chi tiết hơn, đầy đủ hơn về di tích lịch sử và giá trị tiềm năng đích thực của hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Kể từ tháng 7 năm 2006, Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Hưng Yên phối hợp với Báo điện tử Hưng Yên mở chuyên mục "Di tích - Danh thắng Hưng Yên" để lần lượt giới thiệu một cách hệ thống các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Hưng Yên, trước hết là các di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia
 
Bên trên